3 triết lý giúp ta sống đời an nhàn, thư thái dù quý nhân phù trợ chưa tới
Không phải ai cũng có duyên gặp quý nhân, nhưng ta vẫn có thể sống một đời an nhàn, thư thái nếu thấm thía 3 triết lý này.

Vốn dĩ, không phải ai cũng có đủ phước báu để được gặp gỡ quý nhân, được họ nâng đỡ, phù trợ. Thế nhưng, ta vẫn có thể sống một đời bình an, thư thái nếu có thái độ và lối sống mẫu mực. Để làm được điều đó, nhất định phải thấm thía 3 triết lý này:
Sống ở đời đừng nên tính toán quá nhiều

Nhân sinh vốn ngắn ngủi, mà lòng tham con người lại vô đáy, có khi tốt cả đời vẫn chẳng đạt được. Ta muốn có vật chất đủ đầy, tinh thần phong phí, vì thế mà lao tâm khổ tứ tìm cách thỏa mãn tất cả.
Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, mọi việc không thể lúc nào cũng như ta mong đợi. Khi ấy, hãy học cách bớt tính toán nhiều, sống đủ là được. Nắm giữ hạnh phúc như nắm cát trong tay, siết càng chặt càng rơi mất, mở ra lại còn mãi.
Có rất nhiều việc trong cuộc sống, ta chỉ cần nỗ lực làm hết khả năng của mình, không mong cầu quá nhiều. Hãy bớt một chút tính toán, trong mọi hoàn cảnh luôn giữ được một tâm hồn tự do, lương thiện, ta nhất định sẽ có được hạnh phúc đích thực. Sau cùng, cứ thuân theo tự nhiên mà sống, đời ắt bình an.
Đừng đánh giá thấp kẻ khác, cũng đừng tâng bốc chính mình

Chúng ta sinh ra đã có số phận riêng, mỗi người lại có tư duy và giới hạn khác biệt. Ta không thể dựa vào quan điểm bản thân của mình mà đánh giá, phán xét kẻ khác được.
Mọi sự đánh giá đều xuất phát tự tâm ý muốn so sánh mình với người ta. Sống ở đời không nên làm vậy, chỉ tổ khiến bản thân phiền não, khổ sở. Ta có thể thử đặt bản thân vào vị trí, hoàn cảnh của họ để tìm cách thấu hiểu, nhưng mãi mãi ta không thể là họ.
Một bông hoa có hương thơm ngát sẽ tự biết dẫn dụ các loài bướm ong. Con người cũng vậy, chúng ta không cần đưa ra định nghĩa về chính mình, không cần miêu tả bản thân mình với người khác. Khiêm tốn chính là đức tính hàng đầu của người tốt, người vĩ đại.
Học cách nhẫn với chính mình

Ta có thể dễ dàng nhẫn với người khác, nhưng lại quá vội vàng với bản thân. Việc gì cũng cần kiên nhẫn, nóng vội chỉ tổ xôi hỏng bỏng không. Vấp ngã, thất bại là điều không thể tránh khỏi, đừng vì thế mà trách móc bản thân quá khắc nghiệt. Ngay cả người thông minh nhất, tài giỏi nhất cũng có lúc phạm sai lầm, cớ sao ta phải nặng nề trách cứ, chì chiết bản thân?
Dù cuộc sống này có kết quả như nào thì hãy cố gắng nhẫn nại với bản thân, hài lòng với những gì mình đang có. Đừng oán trách bản thân, cũng đừng nên trách móc người khác. Học cách yêu thương bản thân, cũng là cách để có một đời an nhàn, hạnh phúc.
Theo Phunutoday
Xem thêm: 5 biểu hiện mà người là con của Phật thường có, được quý nhân phù trợ
Đọc thêm
Có người còn ví "gia trạch hiện tam hỉ, tất thành hữu tiền nhân", có nghĩa là trong nhà có 3 điềm báo này thì sớm muộn cũng có quý nhân đến mang tài lộc.
Sau tuổi 50 bạn sẽ nhận ra rằng, dựa sông dựa núi cũng không vững bằng ở cạnh 3 “quý nhân’” này, biết trân trọng họ về già sẽ hạnh phúc viên mãn.
Chính vì tính quảng giao, chăm chỉ kết bạn, lại thêm sự nhiệt tình, tốt bụng mà những con giáp này dễ dàng gặp được quý nhân giúp đỡ.
Tin liên quan
Năm 2022 không phải là một năm nhuận, vậy sang năm 2022 (năm Quý Mão) có phải là năm nhuận không? Để biết được đáp án, hãy theo dõi bài viết dưới đây?
Đức Phật lý giải, có ngọn đèn sáng mãi không đắt đó là nhờ cái tâm tốt của người thắp. Người sống có đức, hay giúp đỡ người khác thì tâm lúc nào cũng sáng chói...
Bảo Ninh xuất hiện không đột ngột, ồn ào nhưng khiến người ta phải sững sờ chú ý...
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.