3 sai lầm tài chính khiến mẹ đơn thân dù có trong tay 17 tỷ vẫn chưa thể nghỉ hưu sớm
Dù đã tìm ra bí quyết tiết kiệm hiệu quả, có trong tay 17 tỷ sau 4 năm, mẹ đơn thân Lakisha Simmons vẫn chưa thể nghỉ hưu sớm như dự định vì 3 sai lầm tài chính này.
Ở tuổi 37, Lakisha Simmons khiến nhiều người nể phục khi một tay nuôi dạy hai con, trả hết nợ thế chấp và tiết kiệm được 750.000 USD (khoảng 17 tỷ đồng) sau 4 năm. Thế nhưng, bà mẹ đơn thân này nhận ra rằng, dù cô có nhiều tiền tiết kiệm như vậy, nó vẫn chưa đủ để cô có thể đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu sớm như dự định. Dưới đây là 3 sai lầm tài chính khiến Simmons chưa thể đạt được ước mơ:
Không tình tới việc nghỉ hưu sớm hơn
Lakisha Simmons cho biết, cô muốn được nghỉ hưu sớm, có thể là trước năm 65 tuổi. Ở thời điểm hiện tại, cô đã có trong tay 17 tỷ đồng, tuy nhiên đó vẫn chưa đủ để cô có thể nghỉ hưu thư thái.
Mẹ đơn thân nhận ra mình đã không suy nghĩ rõ ràng về việc nghỉ hưu thế nào, và mình cần bao nhiêu tiền để đạt được điều đó. Đây là một bước quan trọng cần thực hiện vì câu trả lời cho câu hỏi này sẽ khác nhau đối với mọi người và sẽ phụ thuộc vào chi phí, thu nhập, lối sống và thời điểm dự định nghỉ hưu. Sau khi xác định thời điểm nghỉ hưu, hãy tính xem mình cần bao nhiêu tiền và lập kế hoạch để tích lũy tài chính.
Số tiền đóng góp ở mức tối thiểu
Ở công việc đầu tiên, Simoons đã được công ty trả 1 phần lương hưu. Rồi đến khi cô nhận việc khác ở trường đại học, cô lại tiếp tục chuyển 10% lương vào một tài khoản hưu trí khác. Mẹ đơn thân cứ đinh ninh rằng đóng góp như thế là đủ, nhưng thực ra đó chỉ là số tiền tối tiểu. Simmons cho biết: "Tôi nghĩ rằng ổn rồi, tôi đã có đủ tiền nghỉ hưu rồi mà không nghĩ tới việc cần đóng thêm vào nữa".
Nhà hoạch định tài chính của Mercer Advisors, Mari Adam cho biết đây là sai lầm của nhiều người. Tiết kiệm để nghỉ hưu mà không có kế hoạch rõ ràng khiến ta khó đạt được mục tiêu của mình hơn. Cô nhận định: "Mười phần trăm chỉ là mức tối thiểu. Nó có thể cao hơn nhiều tùy thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu, loại an sinh xã hội bạn sẽ nhận được và chi phí sinh hoạt dự kiến".
Chi phi hàng tháng quá nhiều
Ban đầu, Lakisha Simmons đã tìm cách giữ lại căn nhà sau khi ly hôn vì không muốn cuộc sống của các con bị ảnh hưởng. Thế nhưng, cô nhận ra điều đó khiến cô rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, khi khoản thế chấp quá cao mà cô chỉ có 1 nguồn thu nhập. Chưa kể, cô còn đủ loại hóa đơn khác phải chi trả hàng tháng như truyền hình cáp, cước điện thoại,...
Cuối cùng, mẹ đơn thân đã quyết định bán nhà để cắt giảm chi phí. Cô cũng hủy gói đăng ký truyền hình cáp và thay thế các dịch vụ rẻ hơn. Tất cả những cách này để cô tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Chuyên gia tài chính Nadine Burns nhận định: "Bạn nên giữ chi phí nhà ở theo một tỷ lệ cố định trong thu nhập. Nếu bạn đang đi thuê, tỷ lệ phần trăm vào khoảng 20% tổng thu nhập. Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà và phải trả nợ thì số tiền đó có thể cao hơn một chút ở mức 30% tổng thu nhập. Số tiền này phải bao gồm tiền thế chấp, thuế, lãi suất thế chấp, bảo hiểm và các tiện ích khác".
Simmons cho rằng, để có thể đạt được tự do tài chính dễ dàng hơn, mọi người nên biết tới tỷ lệ tài sản trên thu nhập. Có nghĩa là, hãy tìm hiểu xem mình có sở hữu một lượng tài sản tốt so với độ tuổi của mình hay không. Liên hệ với cố vấn để so sánh giá trị tài sản của ta với thu nhập hàng năm để đưa ra lộ trình tốt nhất.
Theo investment.ceo
Xem thêm: Nhờ bán nước mía, mẹ đơn thân tích đủ tiền mua nhà chung cư tiền tỷ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận