3 nỗi sợ "thầm kín" của dân văn phòng: Nếu khắc phục được, sự nghiệp thăng tiến bất ngờ

Dân văn phòng có nhiều nỗi sợ "thầm kín" khiến họ bất an khi làm việc, nhưng đây là 3 yếu tố tiên quyết làm họ khó thành công.

Chi Nguyễn
14:00 21/01/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong "canh bạc" cuộc đời, mỗi người sẽ có mỗi đáp số cho hy vọng của mình. Có người lấy việc kinh doanh làm kim chỉ nam, có người thả hồn vào màu sắc nghệ thuật, và nhiều người chọn việc gửi vài tiếng chốn công sở làm phương án đặt cược vận mệnh đời mình.

Lựa chọn nào cũng có cơ hội thành công, thất bại, mang lại sự hồi hộp lo âu. Nỗi sơ nơi công sở là một phần của đời sống mà nhân viên văn phòng sẽ đối mặt. Công sở hay công ty được hiểu là một xã hội thu nhỏ mà nhiều nơi còn thân thương gọi đó là "ngôi nhà thứ hai".

Cũng dễ hiểu, chúng ta gặp nhau cả một ngày dài, nhìn thấy, cười nói, hít thở chung một bầu không khí, cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung theo sự phân công của lãnh đạo. Vậy, công sở nghe chừng thân thuộc, có gì mà đáng sợ?

Với những nhân viên mới, có thể xem như một đứa con mới gia nhập gia đình, những bỡ ngỡ, lạ lẫm, tò mò về mọi thứ chốn công sở dường như là điều dễ hiểu.

Những nhân viên hướng ngoại, tính tình hoạt bát, dễ giao tiếp hòa nhập cùng đồng nghiệp thì nhanh chóng làm quen công việc. Với những nhân viên hướng nội, tính cách trầm lặng thì có phần khó hơn một tí.

Nhưng điều quan trọng nhất là môi trường làm việc. Chỉ cần môi trường lành mạnh, với những người đồng nghiệp cởi mở, thân thiên thì dù là thiên hướng nào, nhân viên mới cũng có thể hòa nhập. Đương nhiên là không phải lúc nào cũng có một môi trường tốt như vậy. Sau đây là vài nỗi sợ của dân văn phòng:

Nỗi sợ bị bỏ lại phía sau

3-noi-so-tham-kin-cua-dan-van-phong-ban-biet-chua

Thiện là nhân viên mới cho vị trí vật tư tại một công ty xây dựng có vốn nước ngoài. Vốn là người nhanh nhẹn, hay cười và nhiều năng lượng, Thiện mang nhiều háo hức với công việc này.

Những sự háo hức ngày đầu nhận việc dần tiêu biến. Với kinh nghiệm nhiều năm đi làm, Thiện biết rằng trước những cơn bão lớn thường là một mặt biển phẳng lặng.

Môi trường mới chưa có công việc làm đều đặn, càng làm Thiện cảm thấy có gì đó không đúng. Vì, biết đâu khi bắt đầu nhiều việc, Thiện lại không thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ làm quen quy trình vận hành của công ty thì sao? Lúc đó mọi người sẽ ngó lơ Thiện và Thiện sẽ bơ vơ thì sao?

Nỗi sợ không đáp ứng yêu cầu công ty

Nhiều công ty Việt Nam thường đánh giá cảm tính nhân viên mới sau hai tháng thử việc, công ty nước ngoài thì sẽ có những mục tiêu nhiệm vụ rõ ràng ngay từ đầu cho ứng viên trong quá trình này.

Sau thời gian thử việc, công ty và ứng viên sẽ cùng ngồi lại và thảo luận. Vậy, nếu trong quá trình thử việc với một lý dó bất khả kháng nào đó, công ty không có việc để ứng viên chứng minh năng lực thì sao?

Đây chính là những gì mà Khanh đang trải qua. Mang tiếng là một chuyên viên trong lĩnh vực mua hàng, Khanh cảm thấy khá lo âu vì đã ba tuần trôi qua mà công ty chưa có một dự án nào cần mua hàng.

Khanh được trưởng phòng giao cho một số việc nhỏ để xử lý trong ba tuần qua. Tất nhiên, với kinh nghiệm bảy năm là một purchasing (người chịu trách nhiệm đảm nhận việc mua sắm các đồ dùng vật dụng như máy tính, bàn ghế, các đồ dùng văn phòng phẩm.. của công ty) Khanh xử lý nhẹ nhàng.

Nhưng điều này cũng làm chính chị lo ngại. Một người mê khám phá, khoái giải quyết các vụ việc khó, giờ chỉ làm những việc nhẹ nhàng, làm chị băn khoăn về kết quả đánh giá sau thời gian thử việc.

Nỗi sợ giao tiếp với đồng nghiệp ngoại quốc

3-noi-so-tham-kin-cua-dan-van-phong-ban-biet-chua

Vân vốn là cô gái rất quyết tâm trong việc hoàn thiện kỹ năng ngoại ngữ của mình. Bằng chứng là cô chọn một công ty nước ngoài làm bến đỗ với hi vọng việc ép mình dùng ngoại ngữ trong công ty sẽ nâng cao kỹ năng này. Nhưng như các bạn biết, chúng ta hay mong ước nhiều hơn những gì chúng ta có thể làm.

Thực tế, đồng nghiệp người Việt trong công ty tuy khá nhiều, nhưng người ngoại quốc cũng không ít. Việc của Vân chỉ là "open her mouth and say something" (tạm dịch: mở miệng ra và nói điều gì đó).

Vấn đề là ở đây, Vân chả biết mình sẽ nói gì, giao tiếp như nào? Rồi người ta có đánh giá cách phát âm của Vân? Có phán xét Vân? Có chê bai vân? Vậy đấy, Nỗi sợ giao tiếp với đồng nghiệp.

Mỗi cá nhân sẽ có những nỗi sợ riêng trong lựa chọn của mình. Việc nhận ra nỗi sợ này là thực sự quan trọng. Vì chỉ khi nhận ra nó, chúng ta mới có cách giải quyết nó.

Vậy còn các bạn, trong khi làm việc công sở, các bạn có những nỗi sợ gì? Các bạn vượt qua nó như thế nào?

Theo Thanh Tùng/VnExpress

Xem thêm: Lời cảnh tỉnh cho nhân viên công sở từ HR lâu năm: Hãy đổi mới mình, nếu không bạn có thể bất ngờ thất nghiệp!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận