3 dấu hiệu cho thấy ta đang tiết kiệm quá mức: Ăn không dám ăn, sống tằn tiện từng đồng
Tiết kiệm là một đức tính tốt và có lợi cho tài chính của ta, nhưng sống tằn tiện và không bao giờ dám tiêu tiền lại thiệt nhiều hơn được.
Hầu hết mọi người đều tin rằng, sống tiết kiệm là điều tốt. Tất nhiên, việc có một mục tiêu tài chính rõ ràng hay một quỹ dự phòng ứng phó với các tình huống tồi tệ là suy nghĩ đúng đắn. Thế nhưng, ta không cần phải sống quá tằn tiện, chắt bóp từng đồng nếu tình hình tài chính của ta không đến nỗi nào.
Nhà sáng lập kiêm CEO công ty chuyên cố vấn tài chính cho giới siêu giàu Cornerstone Wealth Advisory Michele Lee Fine đồng tình với ý kiến này. Cô giải thích: Hôm nay bạn có một khoản tiền tiết kiệm lớn mua được chiếc ô tô đắt giá, nhưng cứ để yên đó 5 - 10 năm nữa không chắc bạn đã mua được cửa xe với cùng số tiền đó. Tiền bạc đứng yên mãi thì không vượt được lạm phát và thật sự mất giá. Trữ nhiều tiền là bạn đang đánh mất cơ hội trở nên giàu có và khiến bản thân dễ nghèo khó, mất trắng khi thế giới và giá cả ngày càng đắt đỏ".
Vậy làm sao để biết mình tiết kiệm vừa phải hay quá tằn tiện? Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy ta đang sống tiết kiệm quá mức:
Ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu
Nếu ta ổn định tài chính, có một khoản tiết kiệm kha khá nhưng vẫn không dám tiêu tiền, ta đang tiết kiệm quá mức. Hãy hiểu rằng, việc chi tiền cho những thứ đắt đỏ nhưng chất lượng và thiết yếu cho cuộc sống không hề lãng phí chút nào. Trái lại, nó còn giúp ta tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa.
Chẳng hạn, việc mua một chiếc tủ lạnh đắt tiền nhưng bền bỉ sẽ có ích hơn mua tủ lạnh quá cũ kĩ và hay hỏng hóc. Đôi khi, tiền sửa chữa đồ cũ còn có thể tốn kém hơn việc ta mua một món đồ mới. Càng bị ám ảnh bởi tiết kiệm, ta càng có nhiều thói quen chi tiêu sai lầm và khó làm giàu.
Quỹ dự phòng quá nhiều
Theo các chuyên gia, việc sở hữu một quỹ dự phòng để ứng phó với các biến cố là một thói quen tài chính đúng đắn. Có một khoản tiền dự trù, ta có thể đảm bảo chi trả sinh hoạt phí hay viện phí nếu không may mắc bệnh mà chẳng cần lăn tăn.
Tuy nhiên, số tiền cho quỹ khẩn cấp chỉ nên rơi vào khoảng 3-6 tháng tháng sinh hoạt phí trung bình. Nếu tiết kiệm nhiều hơn, số tiền này đang bị lãng phí vì chúng bị để yên một chỗ, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Không dám đầu tư
Gửi tiết kiệm trong ngân hàng là một cách tốt để giữ tiền, nhưng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ đồng tiền mất giá. Vì thế, hãy tìm hiểu cách tăng thêm thu nhập bằng việc đầu tư. Ta có thể kinh doanh nhỏ hoặc nghiên cứu đầu tư chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối hay thậm chí là bất động sản. Thị trường có thể sẽ biến động, nhưng chúng sẽ luôn hồi phục mạnh mẽ sau các biến cố.
Ban đầu khi mới đầu tư, ta có thể sẽ lo lắng hơn là khi gửi tiết kiệm. Nhưng việc đầu tư giúp ta có nhiều cơ hội hơn, có nhiều nguồn thu mới và có thể đảm bảo tiền bạc luôn được sinh sôi nảy nở.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
Xem thêm: Chuyên gia tư vấn cách tiết kiệm và đầu tư hợp lý khi toàn cầu bất ổn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận