Bản chất của việc tranh cãi là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân mình
Người thông minh sẽ hiểu được rằng, kẻ thù thực sự khi chúng ta tranh cãi không phải là người đang đứng trước mặt mà chính là thứ cảm xúc ẩn nấp trong cơ thể mỗi người.

Tại sao lại xảy ra việc tranh cãi?
Nguồn căn của việc tranh cãi đều bắt đầu từ vấn đề giao tiếp. Giao tiếp giữa người với người, đó là một quá trình đôi bên “giải mã tín hiệu thông tin” lẫn nhau. Vì hai bên đều có lập trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm sống khác nhau,… vì thế trong quá trình “giải mã tín hiệu thông” sẽ khó tránh khỏi việc “đọc nhầm”.
Và khi “đọc nhầm” sẽ dễ khiến chúng ta hiểu nhầm lẫn nhau, nếu không được xử lý kịp thời thì tình thế càng lúc càng trở nên rối rắm, cuộc nói chuyện sẽ bắt đầu trở nên căng thẳng. Lúc này, cảm xúc bên trong cơ thể như một chất xúc tác đổ thêm dầu vào lửa làm cho lời nói buông ra không kiểm soát, cuộc giao tiếp vì thế mà biến thành cãi vã.

Con người có một thuộc tính đó chính là chăm chăm “bảo vệ giá trị bản thân”. Chính điều này làm cho trong tiềm thức chứng ta thường xuất hiện tâm lý đề phòng người khác đánh giá thấp hoặc phủ nhận mình.
Mà khi những cuộc tranh cãi xảy ra, để nhanh chóng “hạ bệ” đối phương chúng ta thường lấy đạo đức, nhân phẩm, tài năng,…của người đó để công kích. Và lúc này, thuộc tính “bảo vệ giá trị bản thân” bùng lên, vấn đề tranh cãi đã không còn là hai bên ai đúng ai sai mà trở thành trận chiến công kích, sỉ vã lẫn nhau.
Vì thế, việc tranh cãi đến mức độ nhất định nào đó đã không còn cãi nhau để phân rõ đúng sai nữa mà đã trở thành việc tranh cãi để giành hơn thua. Hay nói cách khác, khi việc tranh cãi xảy ra chúng ta bị chính cảm xúc của mình “dắt mũi”. Và cãi vã đã trở thành quá trình chúng ta đấu tranh với chính cảm xúc của mình.
Do đó, kẻ thù thực sự của việc tranh cãi không phải là đối thủ mà chính là cảm xúc của bản thân. Thứ “cảm xúc” ẩn nấp bên trong mới chính là kẻ thù lớn nhất của mỗi người. Khi một người bị cảm xúc chi phối, sẽ dễ dẫn đến những hành vi kích động. Và sự kích động nhất thời này sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề mà bạn có thể hối hận cả đời.
Vì thế, trong tranh cãi khi chúng ta cảm thấy bản thân đang bị kích động thì hãy cố gắng kìm chế chính mình như hít thở thật sâu, đi ra nơi khác để hít thở, đếm từ 1 đến 10,… rồi đã tiếp tục cuộc nói chuyện. Như thế mọi vấn đề sẽ được giải quyết thuận lợi hơn mà không làm mất hòa khí của đôi bên.
Tức giận ai cũng làm được, nhưng để kiềm chế cơn tức giận bạn phải tự rèn luyện chính mình.
Trên thế giới này làm gì có việc tranh cãi nào là giành phần thắng
Tranh cãi là thứ mà cả hai bên nhận được đều là thua cuộc, không có người thắng trong tranh cãi chỉ có ai thua thảm hại hơn mà thôi. Bản chất của việc tranh cãi chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân mình. Hà cớ gì phải khổ sở như vậy?

Phàm ở đời, làm việc gì cũng đừng nên quá tuyệt tình và cũng đừng bao giờ tùy tiện mở miệng làm tổn thương người khác. Lúc nói những chuyện quan trọng thì hãy nhớ đừng để bản thân rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Và cũng đừng vì nói cho sướng miệng mà không quan tâm đến cảm nhận của đối phương. Đây chính là điều cần thiết để bạn có thể kiện toàn nhân cách của mình.
Mọi người luôn có câu “Giơ tay không đánh vào mặt người đang cười”, vì thế nếu trong cuộc nói chuyện bạn luôn giữ thái độ khoan dung, độ lượng, ôn hoà, bình tĩnh thì đối phương có muốn mượn cớ nổi giận cũng khó. Tất nhiên cách giải quyết vấn đề này nhất định cũng tốt hơn nhiều so với việc bạn tranh cãi.
Đương nhiên, chỉ cần giao tiếp tồn tại thì khó tránh khỏi hiểu lầm xảy ra. Và cách duy nhất để chúng ta có thể ngăn chặn việc tranh cãi xảy ra là học cách bao dung, biết đứng trên lập trường người khác để suy xét vấn đề. Nếu bạn gặp những người chỉ hơi một chút là mở miệng cãi nhau, chửi rủa người khác thì đừng để ý đến họ. Chỉ cần mỉm cười, rồi tiếp tục đi trên con đường của bạn, như vậy cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhàng, an yên hơn rất nhiều.
Đọc thêm
Bức tranh “Đôi bàn tay cầu chuyện” của Albrecht Durer không chỉ là một bức tranh đẹp, một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao mà nó còn là tình yêu và lòng biết ơn mà ông gửi gắm cho người anh trai thân yêu của mình.
Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ cũng sẽ có thể học được nhiều bài học "đáng nhớ". Muốn nuôi dạy thành công một đứa trẻ, cha mẹ cần có cách giáo dục thông thái, cũng như "một trái tim nóng cùng một cái đầu lạnh".
Câu chuyện ngụ ngôn "Đền ngựa" mượn sự khôn ngoan của một người nghèo để nhắc nhở con người bài học về những giá trị đạo đức và truyền thống.
Tin liên quan
"Con không đi cái xe đấy đâu, xấu hổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….".
Từ bỏ lợi thế của mình một cách dễ dàng là một hành động không hề khôn ngoan chút nào. Ưu thế một khi đã mất đi, tới lúc muốn có lại thì đã muộn. Thứ nên giữ thì hãy giữ cho tốt, bởi đó là thứ liên quan tới cả vận mệnh của chúng ta.
Có một anh chàng dắt theo một con chó ngao Tây Tạng trị giá cả bạc triệu ra ngoài đi dạo. Anh ta hễ gặp ai cũng đều đem con chó ra khoe, lại còn huênh hoang mà nói rằng: "Người nếu là không có bốn năm trăm cân sức lực thì kéo cũng không kéo nổi chú chó của tôi".