Chuyện về Phó giáo sư trẻ nhất của Quân đội - Trịnh Lê Hùng: 30 tuổi đã là tiến sĩ, 4 năm sau là phó giáo sư

Vào thời điểm năm 2016, thiếu tá Trịnh Lê Hùng là Phó giáo sư trẻ nhất quân đội, từng được cử đi Nga học tập

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 21/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Học sinh xuất sắc được cử đi học ở Nga

Anh Trịnh Lê Hùng cho biết, cha anh là giảng viên ở Đại học Lục quân Đà Lạt, ông là thương binh 3/4. Từ nhỏ anh và em trai đã sống xa bố, chỉ khoảng 1-2 năm mới được gặp bố một lần. Hai anh em luôn ấn tượng hình ảnh bố mặc quân phục rất đẹp, khi ấy đã nuôi ước mơ sau này được đi bộ đội.

Năm 1990, bố anh Hùng về hưu khi chỉ mới 38 tuổi, còn mẹ anh chỉ làm ruộng. Hoàn cảnh gia đình khá vất vả, sáng ăn cơm, chiều phải ăn khoai. Lúc ấy, anh Hùng tự nhủ: "Tôi luôn nghĩ mình không thể thay đổi được hoàn cảnh mình sinh ra thì phải cố gắng vượt qua trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Năm 2000, anh Trịnh Lê Hùng cùng lúc thi đậu hai trường đại học, một điều không hề dễ dàng lúc bấy giờ. Muốn nối nghiệp cha, lại mơ ước được vào quân đội từ nhỏ, anh đã lựa chọn Học viện Kỹ thuật Quân sự.

trinh-le-hung-pho-giao-su-tre-nhat-quan-doi-o-tuoi-34
Trung sĩ Trịnh Lê Hùng (phải) trong thời gian học ở Nga. Ảnh: NVCC

Sau 1 năm học ở học viện, với thành tích xuất sắc, anh Hùng trở thành 1 trong 14 học viên được chọn đi học ở Nga. Vị thiếu tá ấy nhớ lại: "Bình thường các đợt sang Nga trước có một năm để học tiếng, nhưng đợt của mình chỉ học 3 tháng. Vì vậy thời gian đầu học các môn khoa học xã hội rất khó khăn".

Khi ấy, sĩ số lớp gần 40 người nhưng chỉ có 2 sinh viên người Việt. Trong năm học đầu tiên, anh Trịnh Lê Hùng - khi đó đang là trung sĩ phải thức tới 1-2h sáng để học bài. Không nghe kịp bài giảng, anh thường mượn bài vở của các bạn về chép để nhớ lâu hơn. Với sự chăm chỉ và nỗ lực, chỉ 1 năm sau, anh đã được chọn là 1 trong 4 sinh viên đại diện trường đi thi Olympic Toán quốc tế cho sinh viên khối không chuyên.

Thời điểm đó, sinh hoạt phí chỉ rơi vào 150 USD/tháng, vừa đủ để sinh hoạt tối thiếu. Do đó, đến năm thứ hai việc học "dễ thở" hơi đôi chút, anh tranh thủ làm gia sư cho các gia đình người Việt vào cuối tuần hay chiều trong tuần được nghỉ. Anh nói: "Một tuần dạy khoảng 2-3 buổi thôi, quan trọng nhất vẫn là học. Chỉ cần lơ là 1-2 tháng là không đuổi kịp chương trình. Cứ sau một học kỳ phải báo cáo kết quả học tập về nước".

Gần 60 môn học trong tiến trình, hầu hết anh Trịnh Lê Hùng đều đạt điểm tuyệt đối 5/5, chỉ có duy nhất 1 môn được 4 điểm. Suốt 6 năm học ở Nga, anh đều được trường và Đại sứ quán Việt Nam ở Liên bang Nga tặng giấy khen. Đến năm thứ 3 đi học ở Nga, anh đã được kết nạp vào Đảng. 

trinh-le-hung-pho-giao-su-tre-nhat-quan-doi-o-tuoi-34
Thời điểm mới đi Nga học, anh chỉ là trung sĩ, đến khi về thì được thăng quân hàm thượng úy

Tháng 6/2008, sau nhiều năm học hành vất vả, anh tốt nghiệp xuất sắc ngành viễn thám (nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp hàng không vũ trụ). 1 tháng sau đó, anh về nước và nhanh chóng nhận nhiệm vụ ở khoa Công trình quân sự, bây giờ là Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt của Học viện Kỹ thuật Quân sự.

Tháng 8/2008, chàng sĩ quan trẻ vinh dự được gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhận khen thưởng vì thành tích học tập xuất sắc. Thời điểm mới đi Nga học, anh chỉ là trung sĩ, đến khi về thì được thăng quân hàm thượng úy. 4 tháng sau khi về nước, thượng úy Trịnh Lê Hùng lại được trường ở Nga cấp học bổng, rồi bay sang đó để làm nghiên cứu sinh.

Người thầy tâm huyết với sinh viên

Năm 2012, ở tuổi 30, anh Trịnh Lê Hùng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật. Sau khi về nước, anh được giữ lại làm giảng viên môn Trắc địa Bản đồ, Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt (KTCTĐB). Hiện tại, anh đang là Phó chủ nhiệm bộ môn này, ngoài ra còn là tác giả của 2 giáo trình đại học về viễn thám.

Thiếu tá Trịnh Lê Hùng chia sẻ: "Khi dạy, tôi đặt bản thân mình là sinh viên để biết cần dạy gì. Người thầy phải luôn cập nhật kiến thức. Sinh viên bây giờ nhiều bạn giỏi lắm. Đôi lúc câu hỏi của sinh viên là gợi ý cho thầy nghiên cứu... Tâm huyết của người thầy tạo động lực cho sinh viên, quyết định chất lượng sinh viên. Hàng tuần, tôi đều dành buổi sáng thứ Bảy vào trường để sinh viên có điều kiện gặp trao đổi". Với trăn trở đó, trong suốt 4 năm qua, anh đã hướng dẫn gần 15 đề tài nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên.

trinh-le-hung-pho-giao-su-tre-nhat-quan-doi-o-tuoi-34
Thiếu tá Trịnh Lê Hùng và vợ trong ngày được phong phó giáo sư. Ảnh: NVCC

Năm 2016, ở tuổi 34, thiếu tá Trịnh Lê Hùng được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư ngành khoa học trái đất. Anh đã bảo vệ thành công 2 đề tài cấp cơ sở mà anh là chủ nhiệm, tham gia 3 đề tài cấp bộ và 1 đề tài cấp Nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, anh vẫn đang là phó giáo sư trẻ nhất ở Học viện Kỹ thuật Quân sự suốt 50 năm qua.

Được biết, PGS.TS. quân đội này đặc biệt tâm huyết đề tài ứng dụng viễn thám hồng ngoại nhiệt trong nghiên cứu trái đất. Ngoài ra, Trịnh Lê Hùng cũng có hơn 50 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, có năm anh anh viết tới 16-17 bài chất lượng.

Thiếu tá, PGS.TS. Trịnh Lê Hùng tâm sự: "Khi được phong phó giáo sư, tôi vui nhưng cũng áp lực không ít,vì trong Học viện rất nhiều thầy cô giỏi hơn mình. 34 tuổi được công nhận phó giáo sư không nói lên gì nhiều, quan trọng là mình làm được gì". Ngoài việc giảng dạy trên Học viện, vị thiếu tá này cũng tích cực tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài quân đội như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Mỏ-Địa chất, ĐH Sư phạm Hà Nội,...

Xem thêm: Quyết định bất ngờ của nữ sinh Lào Cai: Từ chối 11 học bổng đại học Mỹ và Nhật Bản, ở lại Việt Nam học

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhìn vào cuộc đời của Dương Lệ Quyên, có thể thấy được rằng cơ hội là do ta tự tạo ra, nỗ lực sẽ không bao giờ uổng phí.

Dương Lệ Quyên: 17 tuổi làm nhân viên chạy bàn, 40 tuổi nâng giá trị bản thân lên hơn 90.000 tỷ
0 Bình luận

Trước năm 11 tuổi, cô bé Sophy Ron chưa từng được đặt trên đến trường mà chỉ cắm cúi nhặt rác ở bãi rác Phnom Penh, Campuchia.

Sophy Ron: Từ cô bé nhặt rác đến nữ thủ khoa xinh đẹp Đại học Melbourne
0 Bình luận

Elon Musk và công ty từng gặp nhiều khó khăn, nhưng cách mà ông thuyết phục nhân viên vượt qua chúng là một bài học tuyệt vời của việc truyền động lực. 

Tỷ phú Elon Musk hé lộ bí quyết động viên đội ngũ nhân viên để họ làm được điều không tưởng
0 Bình luận

Tin liên quan

Định Quốc Công Nguyễn Bặc là người bạn thuở chăn trâu cắt cỏ của Đinh Tiên Hoàng. Sau này, ông trở thành vị tướng tài giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh.

Người bạn thời thơ ấu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng cơ nghiệp nhà Đinh là ai?
0 Bình luận

Xung quanh cuộc đời vua Lý Thánh Tông có rất nhiều câu chuyện và giai thoại kỳ lạ. Một trong số đó phải kể đến việc vua phong thần cho khúc gỗ.

Vua Lý Thánh Tông và chuyện phong thần cho khúc gỗ
0 Bình luận

"Tiền còn kiếm được chứ tình cảm khó có. Tiền người ta gửi mình một đồng cũng rất nặng, làm sai mang tội", Thủy Tiên nói.

Ba năm trước Thủy Tiên từng hé lộ lý do tự làm thiện nguyện, không qua 1 tổ chức nào cả
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ông bố U50 quyết tâm học thạc sĩ để truyền cảm hứng cho con

Sau 3 lần thi, ông Tian Yunliang (46 tuổi, người Sơn Đông, Trung Quốc) đã đỗ thạc sĩ với mong muốn có thêm kiến thức để điều hành doanh nghiệp và làm gương sáng cho con.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Biển người cờ hoa nghênh đón xá lợi Đức Phật mong cầu hạnh phúc, bình yên

Rạng sáng 14/5, hai bên vỉa hè các con phố quanh chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm đông nghịt người dân, Phật tử xếp hàng chờ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Tiến sĩ Hồ Nhân – Nhà khoa học, nhà lãnh đạo với những cống hiến cho cộng đồng vừa đột ngột qua đời ở tuổi 59

Ông Hồ Nhân, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen, vừa qua đời ở tuổi 59. Thông tin được xác nhận bởi người thân trong gia đình.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tỷ phú Bill Gates cam kết quyên góp gần hết tài sản và khép lại sứ mệnh từ thiện tỷ đô vào năm 2045

Mới đây, tỷ phú Bill Gates tuyên bố sẽ trao tặng gần như toàn bộ khối tài sản khổng lồ của mình, ước tính khoảng 200 tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Theo kế hoạch, Quỹ từ thiện của ông cũng sẽ hoàn tất sứ mệnh và chính thức đóng cửa vào ngày 31/12/2045.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
“Sáng ngủ dậy không muốn tới công ty phải làm sao?” – Áp dụng ngay 5 cách này để vực dậy tinh thần!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần trải qua cảm giác: sáng thức dậy, nhìn đồng hồ, và chỉ muốn… ngủ tiếp thay vì đi làm. Những ngày như thế có thể do mệt mỏi, stress, hay đơn giản chỉ là tâm trạng tụt dốc không phanh. Tuy nhiên, công việc vẫn đó, trách nhiệm vẫn chờ, vậy làm sao để vượt qua cảm giác chán nản này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần ngay từ buổi sáng!

Hải An
Hải An 11/05
Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

PC Right 1 GIF
Đề xuất