Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.
Con gái tôi lấy chồng xa được 2 năm rồi, chưa sinh con, hiện con bé đang sống cùng gia đình chồng. Con hay kể cho tôi nghe về chuyện mẹ chồng khó tính, những áp lực khi làm dâu nhưng tôi cũng chỉ biết khuyên con cố gắng nhẫn nhịn, sống hòa thuận, an phận vì mẹ chồng nàng dâu khó tránh khỏi mâu thuẫn.
Tôi nghĩ rằng, những việc xảy ra với con chỉ là gia vị bình thường trong cuộc sống gia đình. Cũng như bao phụ nữ đi làm dâu khác, chỉ cần con nhún nhường một chút thì mọi chuyện sẽ qua thôi.
Nhưng đến khi lên thành phố khám bệnh, tiện đường qua nhà thông gia thăm con gái tôi mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề…
Bước vào nhà thông gia, lẽ ra tôi phải nhận được sự tiếp đoán vui vẻ, nhưng ngoài câu chào ráo hoảnh thì chẳng còn gì, như thể tôi chỉ là khách của con gái. Tôi ở lại nhà con 3 hôm để khám bệnh và nghĩ đó là chuyện bình thường. Tôi cũng lịch sự bảo con thưa chuyện với bố mẹ chồng về việc này, bởi dù sao đó cũng là nhà của ông bà.
Những ngày ở đó tôi mới biết, mẹ chồng của con gái tôi quản lý từ bữa ăn đến giấc ngủ của các con. Có những điều làm tôi sững sờ đến choáng váng. Bà thông gia khó tính, luôn miệng chê bai con gái tôi nấu ăn không ngon, không hợp khẩu vị. Mỗi lần con mua món gì về là bà dồn dập hỏi ngay bao tiền, có đắt không trong khi bà không hề phải đóng góp tiền ăn cho các con. Rồi con bé nấu thừa đồ ăn một tí là bà đã kêu ca, chê con dâu lãng phí, không biết cân đối chi tiêu. Bà không hề nể nang việc có mặt tôi ở đó, nói con gái tôi phá tiền của con trai bà, trong khi lương con bé chỉ kém hơn chồng có vài triệu.

Mấy ngày ở nhà thông gia, tôi chứng kiến rất nhiều việc. Tôi nghĩ rằng, đó chỉ là một phần nhỏ, những ngày tôi không có ở đây chắc hẳn con gái tôi đã phải chịu đựng nhiều hơn thế.
Hôm đó, con gái tôi mua đồ về nấu nướng để mời mẹ đẻ và nhà chồng, nhưng mỗi lần bê đồ lên bà thông gia lại lườm nguýt, miệng lẩm bẩm: “Mẹ đẻ chứ có phải chỗ nào xa lạ đâu mà cứ phải khách sáo ăn uống hoang phí làm gì!”.
Con sợ tôi ngại nên cố gắng nói lớn để lấn át đi những lời lẩm bẩm của mẹ chồng. Nhưng điều khiến tôi khó chịu nhất không phải những câu nói ấy mà là tô vô tình thấy bà thông gia vứt miếng thịt gà tôi gắp cho bà vào thùng rác. Biết tôi phát hiện, bà cố gắng bào chữa: “Miếng ấy mỡ quá, tôi không ăn được”. Con gái tôi thấy vậy thì cũng cố gắng giải thích với tôi rằng mẹ chồng không thích người khác gắp thức ăn mà không đổi đũa.
Nhìn con gái lấy chồng xa, sống trong gia đình như vậy lòng tôi chua xót vô cùng. Tôi để ý thì thấy con rể cũng không có ý kiến gì về thái độ của mẹ đẻ. Nhìn con gái đơn độc chịu đựng tất cả, trong thoáng chốc tôi nghĩ đến việc khuyên con ly hôn.
Làm mẹ, có ai lại muốn con mình ly hôn, nhưng sống như vậy thì làm sao con có tâm lý ổn định để mà sinh con. Phải chăng đó là gì do lấy chồng 2 năm rồi mà con vẫn không dám sinh nở?
Sau 3 ngày, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt. Những gì con kể trước đây tôi không hiểu nên cứ khuyên con chịu đựng, nhưng giờ hiểu rồi thì cũng chẳng biết làm cách nào để giúp được con. Tôi thấy mình bất lực quá!
Tin liên quan
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi người vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng thì hôn nhân êm ấm, gia đình thịnh vượng.
Con gái Khánh Hòa được mệnh danh là giản dị, thẳng thắn, chưa kể còn là một người phụ nữ yêu thương gia đình, một mực chung thủy.
Tuổi 20 là lúc ta có những quyết định quan trọng nhất, các chuyên gia thậm chí còn cho rằng tư duy tài chính lúc này sẽ quyết định sự giàu nghèo.