Quan điểm kiếm tiền của người giàu: Chăm động não là nguồn gốc của tiền tài
Có không ít người vất vả cả đời vẫn hoàn nghèo, trong khi người giàu làm việc trông rất nhàn hạ lại kiếm bộn tiền. Vì sao lại như vậy?

Trong cuộc sống, không khó để chúng ta thấy rằng có những người cả đời làm việc vất vả, cống hiến hết mình nhưng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền. Trong khi đó, có người trông làm việc rất nhàn hạ, nhưng lại kiếm được bộn tiền. Câu trả lời nằm ở sự khác biệt trong quan điểm kiếm tiền.
Khó làm giàu với việc lao động chân tay

Lao động chân tay vẫn có thể kiếm ra tiền, đây là sự thật, thế nhưng đó thường là việc ai cũng có thể làm. Vì thế, nếu chọn làm việc lao động chân tay, ta rất dễ bị thay thế. Trong khi đó, lao động trí óc lại có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi người lao động phải có tri thức, trình độ, phẩm chất được đào tạo qua nhiều năm...
Những công việc không yêu cầu cao, ai cũng làm được thì đương nhiên không thể có thu nhập cao. Vì thế, người giàu thường tránh chọn những công việc đó. Tất nhiên, đã làm việc thì không thể "kén cá chọn cạnh", nhưng ta đừng vì thấy công việc tay chân ổn định mà cứ duy trì mãi không muốn thăng tiến.
Người nghèo khác người giàu ở chỗ, họ làm việc vì tiền, còn người giàu dùng trí tuệ khiến tiền làm việc cho mình. Muốn kiếm tiền như người giàu, hãy tìm cách khiến tiền đẻ ra tiền chứ đừng để tiền điều khiển cuộc đời.
Chăm động não

Một vị tỷ phú từng nói: "Chăm động não là nguồn gốc của tiền tài". Không sit người tỏ ra ghen tị với người giàu, cho rằng họ "làm ít hưởng nhiều". Thực ra, không phải người giàu không làm việc, mà họ làm việc bằng đầu óc.
Có những người nghèo quanh năm suốt tháng bôn ba vất vả, thực ra không biết việc mình đang làm có ý nghĩa gì và tác dụng gì. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chuyện vụn vặt đời thường, tốn sức vào chuyện không đáng. Những người biết vận dụng đầu óc để kiếm tiền, kẻ đó ắt sẽ giàu có. Bằng chứng không ở đâu xa, hãy nhìn xem những triệu phú, tỷ phú nông dân, họ cũng làm lao động chân tay mà vẫn có thể kiếm ra tiền tỷ, âu là nhờ động não.
Tỷ phú Charlie Munger, Phó Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, cánh tay phải của Warren Buffett dành cả đời để kiên trì làm một việc - ấy là đọc sách. Ông sẽ đọc sách trước buổi họp, và chỉ hạ cuốn sách mỗi khi bắt đầu họp. Không chỉ vậy, ông còn mang theo một cuốn sách mỗi ngày để có thể đọc bất cứ lúc nào. Ông nói: "Việc đọc đã nuôi dưỡng tư duy đa dạng cho tôi, giúp tôi tiến bộ mỗi ngày".

Thực ra suy cho cùng, không có công việc nào là không cần nỗ lực, không tốn công sức. Nhưng người giàu vất vả cũng là vất vả về mặt trí óc, hơn nữa cũng không phải cố sống cố chết kiếm vài xu lẻ. Cho nên, chỉ có học cách kiếm tiền bằng đầu óc, mới có thể theo kịp tốc độ phát triển của thời đại, thực hiện giấc mơ đổi đời của mình.
Xem thêm: Công thức 4-2-72-21 của người thành công: Muốn làm nên chuyện, đơn giản là đừng trì hoãn
Đọc thêm
Bằng cách tối giản hóa chỉ còn 30% những gì tốt nhất, Steve Jobs đã vực dậy Apple ở thời điểm đen tối, đưa nó lên đỉnh vinh quang một lần nữa.
Trên hành trình vượt qua bóng tối đi tới vinh quang của Tô luôn có hình bóng của người mẹ. Bà nói với Tô rằng, ánh sáng dù yếu đuối đến đâu cũng có thể soi sáng phía trước. Con đường dù gập ghềnh đến đâu cũng có thể dẫn tới tương lai.
Không đơn giản là tác phẩm ghi lại thời đại loạn bậc nhất Trung Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa còn chứa đựng rất nhiều bài học kinh doanh, nghiệp nghiệp mà phải đọc sâu, ngẫm nghĩ suốt nhiều năm mới ngộ ra được.
Tin liên quan
Trong cuộc sống, ta thường có thói quen trì hoãn khiến mục tiêu dần xa dời tầm tay. Khi ấy, hãy thử áp dụng công thức 4-2-72-71 của người thành công.
Trong cuộc sống, lựa chọn nào đều có cái giá của nó. Bạn có thể hối hận, nhưng hãy tận sức nắm giữ vận mệnh, sống cho tốt cuộc đời của chính mình.
Không chỉ tác giả mà đến cả cộng đồng mạng cũng phải ngỡ ngàng trước câu chuyện dở khóc dở cười mới xảy ra ở một trang web truyện lớn nhất Trung Quốc.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.