Nguyễn Thị Yến Anh: Nữ sinh khiếm thị giành học bổng du học Úc, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm GPA gần 4.0

Dù bị khiếm thị, nhưng nhờ nỗ lực vượt khó, tự lập, nữ sinh Nguyễn Thị Yến Anh (30 tuổi) đã xuất sắc tốt nghiệp thạc sĩ Úc với điểm GPA gần 4.0.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 18/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tại lễ chào mừng các cựu sinh viên Học bổng chính phủ Australia hôm 19/8, Nguyễn Thị Yến Anh, 30 tuổi, được chọn là người phát biểu. Cả khán phòng yên lặng dõi theo khi Yến Anh, người mới tốt nghiệp thạc sĩ ngành Lãnh đạo và Quản lý Giáo dục tại Đại học La Trobe, kể câu chuyện của mình bằng tiếng Anh.

Dưới hàng ghế khán giả, bà Hồ Thị Ân, 63 tuổi, lặng lẽ quan sát con gái. Bà chưa từng nghĩ, một ngày nào đó, con gái mình lại đi xa được đến vậy.

Năm 1992, Yến Anh chào đời nhưng suốt một tuần đầu, em không mở mắt. Đưa con đi khám, bà Ân mới biết con bị mù bẩm sinh. Lúc Yến Anh được vài tháng tuổi, bà tiếp tục đưa con đi khắp nơi chữa trị nhưng không được. Một lần, sau khi vô tình xem trên tivi về trung tâm giáo dục cho trẻ em khiếm thị ở Huế, bà quyết định gửi đứa con 5 tuổi vào đó.

nu-sinh-khiem-thi-nguyen-thi-yen-anh-xuat-sac-tot-nghiep-thac-si-o-uc
Nguyễn Thị Yến Anh đam mê tiếng Anh từ nhỏ, dốc sức học bộ môn này dù bản thân là người khiếm thị

"Mọi người nghĩ tôi không muốn nuôi Bi-a (tên thân mật của Yến Anh) nên mới gửi con đi như vậy nhưng tôi cũng đau lòng. Ngày đó, kinh tế khó khăn song tôi muốn con được học hành, điều trị và hòa nhập với những bạn cùng cảnh ngộ", bà Ân nhớ lại.

Khi dần quen với môi trường mới, Yến Anh không còn nhớ nhà hay khóc một mình. Em cho hay, trung tâm dạy các em chữ nổi, kiến thức từ lớp 1 đến 3 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm quen trước. Khi bắt kịp với nhịp độ, các em được ra trường ngoài học cùng các bạn mắt sáng từ lớp 4.

Lớp hơn 40 học sinh và chỉ 2-3 bạn khiếm thị. Nghe cô giáo giảng, Yến Anh phải chép lại bằng chữ nổi. Nhiều khi không viết kịp, em mượn vở bạn, nhờ các thầy cô ở trung tâm đọc lại để chép. Sáng học ở trường, chiều em về trung tâm để các cô kèm thêm và tối tự ôn bài. Suốt những năm phổ thông, Yến Anh đều đạt học sinh khá, giỏi.

Năm lớp 9, Yến Anh ấp ủ ước mơ du học và bắt đầu học tiếng Anh. Sinh ra không may mắn như các bạn cùng trang lứa, từng bị những người xung quanh trêu chọc, Yến Anh nhận thấy chỉ có con đường học tập mới giúp em chứng minh bản thân.

"Em thích học ngoại ngữ và mê du lịch, đặc biệt muốn được trải nghiệm nền giáo dục hòa nhập của các nước tiên tiến. Nhưng việc học tiếng Anh với những học sinh khiếm thị như em không đơn giản", Yến Anh cho hay.

Thời gian đầu, em phải nhờ cô giáo đọc trong sách tiếng Anh ra để học. Năm lớp 12 có máy tính cài phần mềm hỗ trợ đọc màn hình, em tự lên mạng học tiếng Anh và chỉnh sửa phát âm.

Yến Anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Đông Phương học của Đại học Khoa học Huế năm 2015 và làm việc tại Hội người mù của tỉnh, phụ trách mảng tuyên giáo cho trẻ em khiếm thị. Năm 2017, em nộp hồ sơ học bổng chính phủ Australia và trúng tuyển. Sau một năm phải ở lại Việt Nam để điều trị sức khỏe, năm 2020, em lên đường đến Australia học ở thành phố Melbourne.

Yến Anh được đưa một người thân đi theo hỗ trợ. Lần đó, dì em đi cùng giúp đỡ nấu ăn, giặt giũ và sinh hoạt vì mẹ phải ở nhà chăm sóc bố ốm.

Thời gian đầu, Yến Anh đến trường cùng dì để tập làm quen với môi trường xung quanh, sau đó em tự dùng gậy đi học. Sau một tháng rưỡi học trực tiếp, Yến Anh phải học online vì dịch bệnh. Em cho hay, hệ thống giáo dục của Australia khác Việt Nam nên lúc đầu em khá bối rối. Suốt một tháng của học kỳ đầu, mỗi ngày, em phải ngồi trên máy tính khoảng 10 tiếng để viết bài. Bí ý tưởng, học online không có bạn trao đổi, Yến Anh đã phải nỗ lực nhiều.

Học thạc sĩ phải tự học, tự nghiên cứu là chính. Vấn đề nào không hiểu, em chủ động gọi điện hoặc email hỏi thầy cô. Yến Anh thấy bản thân năng động hơn và học hỏi được nhiều kiến thức hơn với cách học này.

Theo Yến Anh, sinh viên khiếm thị và khuyết tật nhận được sự hỗ trợ lớn ở Australia. Yến Anh có người hướng dẫn cách đi lại, làm quen với phương tiện giao thông như tàu điện và xe buýt.

nu-sinh-khiem-thi-nguyen-thi-yen-anh-xuat-sac-tot-nghiep-thac-si-o-uc
Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực, Yến Anh đạt kết quả học tập GPA 3.67/4.0

Thầy cô ở trường cũng gửi tài liệu học trước để em nghiên cứu. Với những tài liệu PDF máy tính của em không đọc được, nhà trường giúp chuyển đổi sang file word.

Nhờ sự chăm chỉ, nỗ lực, Yến Anh đạt kết quả học tập GPA 3.67/4.0.

Trở về Việt Nam, Yến Anh mong muốn đưa dịch vụ hỗ trợ vào trường hòa nhập để giúp đỡ các bạn học sinh khiếm thị và khuyết tật. Khi được hỗ trợ một cách phù hợp và kịp thời, kết quả và thành tích học tập của các em sẽ được cải thiện.

Em khuyên các bạn cùng cảnh ngộ bước qua sự tự ti, có niềm tin vào những việc muốn làm. Khi đã quyết định mục tiêu gì, phải kiên trì theo đuổi, không ngại khổ mới mong được đền đáp xứng đáng.

"Em cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực. Nhờ công nghệ hỗ trợ, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, thầy cô, cộng với sự quyết tâm của bản thân, các bạn sẽ đạt được thành quả", Yến Anh nói.

Bà Ân nghe con trò chuyện cũng vui lây, mừng vì Bi-a bé bỏng ngày nào đã trưởng thành. "Tôi rất mãn nguyện", bà nói và tin ước mơ sau này được đi nhiều nước trên thế giới của Yến Anh sẽ thành hiện thực.

Theo VnExpress

Xem thêm: Nghị lực phi thường ẩn sau cơ thể yếu ớt của nữ sinh xương thủy tinh Nguyễn Thị Thúy Hòa

Đọc thêm

Căn bệnh ung thư quái ác giáng xuống khiến sức khỏe trang bị bào mòn nhanh chóng, kinh tế gia đình suy kiệt. Em tâm sự, muốn xin dừng chữa bệnh vì thương bố mẹ.

Xót xa nữ sinh lớp 10 xin ngừng chữa ung thư vì thương cha mẹ nghèo khó
0 Bình luận

Mấy năm nay, Trinh vừa lo cơm nước cho gia đình, vừa tất bật đi học, rồi lại theo bố đi chữa bệnh... Cuộc sống đầy rẫy khó khăn em chẳng ngại, chỉ lo ước mơ vào giảng đường đại học không thể trở thành hiện thực.

Tai ương trút xuống gia đình, nữ sinh hiếu học mong manh ước mơ vào giảng đường
0 Bình luận

Gia đình chỉ nghĩ Thùy đi học cho vui, nhưng thật không ngờ, cô bé khuyết tật nơi cửa biển Diêm Phố có thể chiến thắng số phận, thẳng bước tiến vào giảng đường đại học. 

Nữ sinh 'không chân' và hành trình bước vào giảng đường  đại học đầy diệu kỳ
0 Bình luận

Tin liên quan

Mới đây, hàng trăm trường đại học đã công bố điểm chuẩn với mức điểm gần chạm ngưỡng tuyệt đối khiến dân tình không khỏi ngỡ ngàng.

Nguyên do khiến điểm chuẩn đại học nhiều ngành gần chạm ngưỡng tuyệt đối 29,95
0 Bình luận

Đức Phật dạy, trong mười ngày trai nếu có thể mỗi ngày tụng một biến kinh, thời trong đời hiện nay hay làm cho người trong nhà không phải mắc phải bệnh tật bất ngờ đồ ăn mặc dư dật.

Ngày thập trai tụng kinh gì để được phước?
0 Bình luận

"Hãy quý trọng đối thủ của mình, bởi vì rồi có ngày bạn sẽ phát hiện, vai trò không thể thay thế được của họ lại ngự trị trong lòng bạn...".

Để lại cho mình một đối thủ - Bài văn đạt điểm tuyệt đối của thí sinh TP Bắc Kinh năm 2011
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất