Nông dân ở quê bỏ bê làm ăn, chỉ biết "ngắm đất mà sống" khiến tôi ngán ngẩm
Nông dân quê tôi giờ bỏ bê làm ăn, đến vụ mùa cũng chẳng buồn canh tác vì sợ thua lỗ, chỉ chăm chăm chờ lô đất được giá là cắt bán dần.

Vài năm gần đây, câu chuyện buôn đất làm giàu ra tranh cãi trái chiều, người khen, kẻ chê. Thật, tôi nghĩ làm giàu cơ bản chỉ là kiếm tiền, nên nếu để lựa chọn cái dễ và nhanh chóng với cái lâu dài, rủi ro thì tôi tin ai cũng làm thế. Đầu tư bất động sản, chứng khoán, tiền số,... thay vì kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,... vất vả hơn nhiều.
Dạo quanh một vòng, tôi thấy không ít tỷ phú đều dính đến đất cát, bất động sản. Thực ra, hạ tầng cơ sở vào nước ta còn yếu và thiếu, tôi nghĩ đầu tư vào đây là tốt, nhưng phải đúng trọng tâm. Nếu không, chỉ biết phân lô bán nền lung tung thì chẳng đâu vào đâu cả, chỉ làm lợi cho cá nhân mà thôi.

Bây giờ, người ta cứ xây nhà vô tội vạ, bất chấp nhu cầu thực tế đua nhau mua đất, bán đất kiếm lời. Như ở quê tôi, tôi biết có nhiều nông dân bây giờ bỏ bê nông nghiệp, chỉ ngồi canh giá đất tăng lên là bán dần tiêu xài. Cũng chẳng trach họ được, làm nông vừa cực vừa khó làm giàu, trúng mùa thì ít mà mất mùa thì nhiều. Vì thế, họ không muốn làm việc nữa, để đất bỏ không chờ bán, chờ đầu cơ mà hi vọng đổi đời.
Có nhiều khu như ở Lâm Đồng, Đà Lạt, người ta phân lô bán nền, phá nát cả cảnh quan, rồi cuối cùng cũng bỏ không đó chờ được giá mới bán. Báo chí cũng nói nhiều rồi nhưng rất khó để thay đổi. Tôi nghĩ vấn đề này quả thực cũng rất nan giải, chưa có chế tài xử lý hiệu quả.
Mọi thứ đều cần sự hài hòa, dù là làm gì cũng vậy, như thế mới phát triển bền vững được. Nhưng hiện nay, người người nhà nhà chỉ chăm chăm đi đầu tư bất động sản, bán nhà buôn đất. Như thế, dòng tiền chỉ chuyển dịch từ túi người này qua túi người kia, không tạo thêm được giá trị mới.

Cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường sá, hệ thống giao thông, các công trình công cộng: bệnh viện, trường học..., nếu tốt mà giá đất tăng thì chẳng lạ gì. Thế nhưng, nếu bạn ở một khu mà chục năm chẳng có gì mới, nhưng giá bất động sản vẫn tăng đều, đso chính là vấn nạn "thổi giá". Tôi biết có nhiều nơi giá đất tăng theo năm dù chẳng có lý do gì thuyết phục, nhưng biết mà người ta vẫn mua, vẫn bán.
Tôi nghĩ, cơ sở hạ tầng rất cần cho một xã hội phát triển, nhưng nó chỉ bền vững khi cân bằng với sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất đầu ra điêu đừng, ai cũng chỉ biết "cạp đất àm ăn" thì xã hội sẽ ra sao? Khi người ta phải bỏ quá nhiều tiền để an cư, chi phí mặt bằng mà nền sản xuất còn yếu thì đó thật sự là nhìn đất mà sống.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Theo VnExpress
Xem thêm: Bán vàng lấy tiền mua đất, vợ chồng trẻ lo sốt vó vì nửa năm rồi không ai ngó
Đọc thêm
Mới đây, chuyên gia bất động từ Savills Việt Nam đã đưa ra những nhận định về thị trường, đồng thời cho rằng giá nhà đất sẽ còn tăng nữa.
Có thời điểm, môi giới bảo lô đất của tôi có giá 2 tỷ, thế nhưng đến khi sốt đất qua đi, tôi rao bán nửa năm vẫn không ai hỏi mua.
Thấy căn chung cư ở Hà Nội sau 2 năm đã mất giá 400 triệu, tôi liền tìm cách thoát vốn và đầu tư mua đất ở Sài Gòn, đến nay thu lời tiền tỷ.
Tin liên quan
“Cụ bà 87 tuổi đi học đại học” là một câu chuyện ngắn sâu sắc, đời người đừng vì lười biếng mà bỏ lỡ cơ hội, đến khi ngoảnh lại thì đã muộn rồi
Câu chuyện “giấc mơ Mỹ” truyền cảm hứng của cô Katya Echazarreta giúp cô trở thành 1 trong 6 hành khách khách của chuyến du hành vũ trụ lần thứ 5.
Vàng miếng SJC là một loại tài sản có giá trị lớn thường được người tiêu dùng hoặc các nhà đầu tư mua với mục đích tích trữ tài sản. Vì là thứ có giá trị cao nên việc không may mua phải vàng giả sẽ là điều mà không ai muốn gặp phải. Vậy, phải làm sao để phân biệt vàng miếng SJC thật - giả?
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.