Nhà sáng lập "Nuôi em": Làm tình nguyện đừng vội xin tiền của cộng đồng

Hoàng Hoa Trung - nhà sáng lập và điều hành dự án “Nuôi em” cho rằng, những phong trào tình nguyện nên có sự sáng tạo trong mô hình và cách gây quỹ trước khi xin tiền của cộng đồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ những trường bản, trường tạm, từ những em nhỏ phải bỏ học vì đói, dự án “Nuôi em” đã thắp lên hy vọng nơi núi rừng, nuôi cơm trưa cho hơn 100.000 em nhỏ, xây dựng khoảng 170 điểm trường.

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, Hoàng Hoa Trung - nhà sáng lập và điều hành dự án “Nuôi em”, Forbes Vietnam Under 30 2020, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 - đã có những chia sẻ nhằm thúc đẩy các dự án tình nguyện bền vững.

nha-sang-lap-du-an-nuoi-em-chia-se-ve-viec-lam-thien-nguyen-0

Từ địa bàn ban đầu là Hà Nội, đâu là lý do chính để Trung lan rộng các dự án thiện nguyện của mình đến vùng núi xa xôi và hiện tại là vượt cả biên giới Việt Nam?

- Bản chất của chương trình tình nguyện là phải xuất phát từ chính nhu cầu của đối tượng tình nguyện mà mình hướng đến. Từ những năm 2009, tại Hà Nội có nhiều hoạt động giúp đỡ trẻ mồ côi, người khuyết tật, hay người vô gia cư, người già neo đơn.

Bản thân tôi hay gọi vui đó là “khủng hoảng thừa” vì số lượng người khó khăn có giới hạn nhưng số lượng người muốn đóng góp thì lên đến hàng trăm, hàng nghìn.

Ngoài việc dịch chuyển đối tượng hỗ trợ từ Hà Nội lên vùng cao, dự án “Nuôi em” còn đang mở rộng đến Campuchia, ở Kenya, hay là Ấn Độ. Tại đây, “Nuôi em” có thêm nhiều nguồn lực mới, chứng minh tính hiệu quả của mô hình tình nguyện này.

nha-sang-lap-du-an-nuoi-em-chia-se-ve-viec-lam-thien-nguyen-9

Từ khi nào mà Trung quyết định từ những dự án thiện nguyện cá nhân, liên kết với những tổ chức và cơ quan đoàn thể cao hơn để nhân rộng hiệu quả và ý nghĩa của dự án tình nguyện?

- Với “Nuôi em”, mình bắt buộc phải làm việc với các phòng giáo dục để mình có thông tin về số lượng học sinh, hình ảnh học sinh. Từ đó xây dựng được sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã có những cơ chế riêng để quản lý giáo dục, nên khi chúng ta hợp tác với những đơn vị như vậy thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực như thời gian và thậm chí là hạn chế được sai sót, rủi ro có thể mắc phải.

Trung đã làm thế nào để đảm bảo tính minh bạch cho dự án tình nguyện của mình?

- Các dự án trong hệ sinh thái “Nuôi em” đều được kết hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn và Trung tâm Tình nguyện quốc gia. Về việc xây trường thì 100% số tiền từ cộng đồng hay những thứ liên quan đến hợp đồng trách nhiệm, nghiệm thu rồi triển khai, kiểm toán... sẽ do các tổ chức, đoàn thể liên quan xử lý.

nha-sang-lap-du-an-nuoi-em-chia-se-ve-viec-lam-thien-nguyen-8

Không dừng lại ở vấn đề minh bạch tài chính, tất cả các anh chị nuôi đều được biết em nhỏ mình nhận nuôi là ai, biết số điện thoại của thầy cô, già làng, trưởng bản. Mọi người cũng có thể đi thăm em nhỏ của mình bất cứ lúc nào, được xem ảnh hay thậm chí là liên hệ với tất cả các bên liên quan.

Hiện nay, có rất nhiều dự án "tình nguyện phong trào" ngắn hạn. Trung có suy nghĩ gì về nó?

- Các dự án tình nguyện ngắn hạn thì ở đâu cũng có vì nó xuất phát từ tình thương, mong muốn làm việc tốt của mọi người. Tuy nhiên nó lại rất là khó về mặt quản lý tổng thể và còn rất vấn đề như nguồn lực, quản lý phân phát, tính minh bạch…

Bản thân mình cho rằng thay đổi mô hình sẽ thay đổi kết quả, bởi mỗi năm “Nuôi em” đều đồng hành với 2-3 đội thiện nguyện như vậy, giúp họ tự đi gây quỹ được vài trăm triệu. Sau đấy, họ sẽ cùng dự án xây một vài điểm trường và thành quả đó đã là một cái bền vững để lại rất nhiều lợi ích sau này.

nha-sang-lap-du-an-nuoi-em-chia-se-ve-viec-lam-thien-nguyen-5

"Nuôi em" không chỉ tiếp cận được những mạnh thường quân lớn mà cả những đối tượng có nguồn tài chính hạn hẹp. Vậy đâu là “chìa khóa” để Trung và đồng đội xây dựng một cộng đồng lớn như hiện tại?

- Mình nhận thấy rằng khi bắt đầu một dự án tình nguyện, đừng vội xin tiền của cộng đồng mà hãy đi gây quỹ từ những việc đơn giản nhất. Ban đầu, chúng mình đã tự gây quỹ bằng cách đi nhặt đồ cũ, mảnh vỡ gốm hay là đi xin bìa carton của mọi người. Thời điểm dự án có được những cái cột mốc đầu tiên, thì dần dần cộng đồng sẽ đến với mình.

Các dự án của “Nuôi em” đều phù hợp với tư duy không thu tiền, và giúp người khác được làm thiện nguyện, từ đó sẽ tạo ra một môi trường, một cộng đồng lớn hưởng ứng. Mình giúp người ta làm từ thiện bằng cách lấy chính những cái mà họ có. Ví dụ như đối với những công ty xây dựng, mình lấy xi măng của họ để đi làm tình nguyện chứ không lấy tiền của họ để mua xi măng.

Xin cảm ơn Trung về cuộc trò chuyện!

(Theo Báo Lao động)

Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Việc tốt của các thành viên CLB thiện nguyện "Đồng cảm"

Đọc thêm

Dù tuổi đã cao nhưng ông Lê Đình Phúc (TDP 12 khu vực Vĩnh An A, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) luôn có tấm lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ người nghèo, yếu thế...

Chân dung người đàn ông nghèo mấy chục năm làm thiện nguyện
0 Bình luận

Sau gần một năm thành lập, hoạt động của nhóm thiện nguyện Tự Tâm ngày một hiệu quả, thiết thực và ngày có nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn thị trấn U Minh tự nguyện xin tham gia vào nhóm để có điều kiện đi làm thiện nguyện.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và những suất ăn tình nghĩa
0 Bình luận

Không chỉ bền bỉ chiến đấu với bệnh tật, anh Hoàn còn bền bỉ trên hành trình thiện nguyện, lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Chàng trai 7 năm mặc ung thư lái hàng trăm chuyến xe thiện nguyện
0 Bình luận


Bài mới

60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Đề xuất