Người trẻ Mỹ chật vật hậu đại dịch, tiêu tới đồng tiết kiệm cuối cùng
Thất nghiệp, giảm thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch khiến nhiều người trẻ Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, hết sạch tiền.

Hiện tại, sau 2 năm đại dịch, chỉ còn khoảng 52% dân số Mỹ có số tiền trong quỹ tiết kiệm khẩn cấp nhiều hơn tiền nợ trên thẻ tín dụng. Đó là một thực tế đáng buồn, tệ hơn nữa khi nhìn về những người trẻ.

Cuộc khảo sát mới nhất của Bakrate với hơn 1.000 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy, hế hệ Milliennials và Gen Z là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những người từ 26-41 tuổi đang lâm vào tình trạng khổ sở khi dễ mắc nợ tín dụng. 46% người trẻ thuộc Gen Z được hỏi nói rằng từ năm 2022, khoản tiết kiệm của họ đang thấp hơn so với trước đại dịch. Gần 1/2 người thuộc thế hệ Milliennals cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Hồi năm 2020, Viện Chính sách Kinh tế đã dự đoán rằng Gen Z là thế hệ có nhiều khả năng rơi vào cảnh thiếu việc làm hoặc thất nghiệp vì ảnh hưởng của đại dịch. Một nghiên cứu khác của trung tâm Nghiên cứu Pew cũng xác nhận điều đó, khi người trẻ thuộc Gen Z hoặc trẻ hơn là nhóm người có khả năng mất việc làm cao nhất. Điều này cũng đồng nghĩa rằng họ có thể sẽ nhận mức lương thấp hơn khả năng thực hay bị giảm lượng.
Trưởng phân tích tài chính tại Bankrate, Greg McBride cho biết: "Đó là hệ quả của sự gián đoạn thu nhập đối với người lao động trẻ tuổi trong thời kỳ đại dịch, bị gây ra một cách không tương xứng, đặc biệt là với thế hệ Milliennals". Đây là một hậu quả tất yếu không ai muốn, bởi những người thuộc thế hệ Milliennals thường phải chi tiêu nhiều hơn và có khoản nợ tín dụng lớn.

Tất nhiên, thế hệ này cũng có xu hướng tiết kiệm tốt hơn, tránh nợ giỏi hơn các thế hệ trước đó. Lý do là vì họ đã được chứng kiến vụ phá sản dotcom (sự kiện Y2K) cũng như đợt khủng hoảng tài chính năm 2008. Dù vậy, việc gián đoạn thu nhập, thất nghiệp đã khiến họ phải chi tiêu tới đồng tiết kiệm cuối cùng, chưa kể còn dễ dính nợ hơn trước.
McBride nhận định: "Bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành trong một cuộc khủng hoảng tài chính khiến người ta không còn ác cảm với nợ nần và ưu tiên chi tiền cho các trường hợp cần kíp. Đại dịch đã chứng tỏ điều đó thông qua ảnh hưởng đối với Gen Z".

Theo thống kê, hiện số người Mỹ có nợ tín dụng cao hơn tiền tiết kiệm đã giảm nhẹ còn 53% vào tháng 1/2022. Thế nhưng, đây vẫn là con số rất cao khi so với tỷ lệ 44% vào năm 2019. Hiện tại, cứ 7 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ không mắc nợ tín dụng, nhưng họ cũng chẳng còn khoản tiết kiệm khẩn cấp nào. Điều này khiến những hộ gia đình đó đang ở trong tình cảnh nguy hiểm, có thể nợ nần nếu không may có biến cố nào đó như đại dịch xảy ra.
Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chúng ta nên tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu hợp lý hơn trước. Đồng thời, hãy bắt đầu dành ra một khoản để xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho mình, phòng trường hợp khó khăn bất ngờ.
Theo CNBC
Xem thêm: Làm sao để quản lý tài chính hiệu quả trong năm 2022: Nắm chắc mẹo kiểm soát dòng tiền là được
Đọc thêm
Ở tuổi 50, những tưởng là khi cuộc sống ổn định nhất thì Elizabeth White bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhưng ngay sau đó bà đã vực dậy sự nghiệp của mình một cách ngoạn mục. Bí kíp của Elizabeth White là 2 chữ luôn 'cố gắng'!
Thay vì tốn thời gian lo lắng sợ thất nghiệp sau giãn cách, hãy chuẩn bị tinh thần, trau dồi kỹ năng bản thân và tìm cách ứng tuyển 6 ngành nghề dễ xin việc này.
Thất nghiệp vì COVID-19, nữ bồi bàn Meghan Hein đã dành thời gian để học lập trình, nhờ đó xin được việc mới với mức lương gần 1 tỷ đồng/năm.
Tin liên quan
Cây bìm bịp mọc dại thành bụi khắp nơi. Ai cũng nghĩ loại rau này chỉ làm hàng rào nhưng nó lại là đặc sản ngon nức tiếng, giá bán lên tới 200.000 đồng/kg.
Phú Yên có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đến nao lòng, nhưng đặc biệt nhất và mang lại cảm giác bình yên nhất có lẽ "thiên đường rêu xanh" ở xóm Rớ. Khung cảnh đẹp mê ly này chỉ xuất hiện khi mùa xuân về.
Đây là những mẹo quản lý tài chính được chia sẻ rất rộng rãi, nhưng theo chuyên gia Natalie Taylor thì đó là những lời khuyên sai lầm.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.