Người mệt mỏi nhất trên đời là bố, người đau khổ nhất trên đời là mẹ - Câu chuyện nhân văn
Bố cũng có lúc mệt mỏi, mẹ cũng có lúc đau đau khổ nhưng đối với con cái, họ hi sinh hết mình, yêu thương vô bờ bến.

Cha mẹ là gì?
Lao động cả đời, không kêu mệt nhọc
Khổ cực suốt đời, cũng không than khó
Phấn đấu suốt đời, vẫn không từ bỏ
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Những món ăn ngon, luôn dành cho bạn
Còn bản thân mình, chẳng tự thưởng thức
Những điều lo toan, tự mình gánh vác
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Miệng nói không dứt, tim đầy ước mơ
Hành động che chở, lo lắng bảo vệ
Sau khi mắng mỏ, lòng đau như cắt
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Cãi nhau, gây gổ, cũng không ghi thù
Từng khóc, từng cười, cũng không oán trách

Quay lưng, tranh cãi, vẫn nhớ về bạn
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Khi bạn đến thăm, cười vui đón tiếp
Khi bạn kết hôn, lẳng lặng nhìn theo
Khi bạn trưởng thành, tóc đã bạc trắng
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Luôn luôn cho đi, bất kể được mất
Âm thầm chịu đựng, chu toàn cho con
Mong bạn sống tốt, hạnh phúc vô lo
Người như vậy đó, là cha mẹ ta!
Tình yêu cha mẹ, vô tư vô ngã
Mong bạn hiếu thảo, đừng để ân hận
Mong sao cha mẹ, trên khắp mọi nơi
Mãi luôn vui vẻ, hạnh phúc bình an
Xem thêm: Một mình gánh hôn nhân - Câu chuyện cuộc sống đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Ngày ấy, tôi là thợ may nghèo, không có tay nghề chỉ dám mở một cửa hiệu nhỏ chủ yếu là nhận sửa đồ quần áo là chính...
Hòn đá có thực sự chỉ là một vật vô tri vô giác không có giá trị gì hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở câu chuyện dưới đây.
Mỗi khi cha đưa lương cho mẹ, cha giấu lại vài chục cho tôi, dặn tôi không được để mẹ biết. Từ nhỏ đến lớn, cha luôn che chở bảo bọc.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.