Mẹ già uất nghẹn bỏ về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Mặc con trai ngăn cản, tôi quyết định bắt chuyến xe sớm nhất trở về quê. Tôi không biết mình sai ở đâu mà khiến con dâu cảm thấy không thể chịu đựng được...

Tôi năm nay 62 tuổi, có duy nhất một cậu con trai. Chồng tôi mất khi con chỉ mới 5 tháng tuổi. Mấy chục năm qua tôi ở vậy vất vả nuôi con khôn lớn.
Năm 2019 con trai tôi lấy vợ. Con dâu là người có học thức, bố mẹ đều là công chức về hưu. So với hoàn cảnh gia đình tôi thì nhà con dâu có điều kiện hơn nhiều.
Con trai và con dâu sau khi kết hôn thì tiếp tục ở lại thành phố. Sau 1 năm về chung nhà chúng mua được một căn hộ chung cư, nhà vợ hỗ trợ một phần, hai đứa một phần, còn lại thì vay ngân hàng. Tôi chỉ có 50 triệu để dành cho chúng nó.
Các con hiếm muộn, đến giữa năm rồi mới có con đầu lòng. Khi cháu tròn 6 tháng, con dâu phải đi làm nên con trai nhờ tôi ra trông cháu hộ. Tôi liền bán đàn lợn, con bò và bỏ luôn mấy sào ruộng, khăn gói ra thành phố trông cháu hộ con.
Tôi nào biết rằng, mình muốn giúp con dâu nhưng nó lại chẳng cần mình, thậm chí còn nghĩ tôi ham nhà phố nên mới ra ở nhờ.

Tôi ở nhà trông cháu, con dâu viết rõ lịch ăn ngủ của thằng bé ra dán ở cửa phòng. Tôi cũng cố gắng làm theo những gì con dâu viết ra nhưng làm cách nào nó cũng chẳng vừa ý.
Có hôm thấy tôi cho cháu ngủ giấc chiều tối, con dâu liền xông thẳng vào phòng, dựng phắt thằng bé dậy khiến nó khóc ré lên, rồi quát: “Mày ngủ giờ này để đêm dậy hành tao à?”. Tôi biết con dâu đang “chửi chó mắng mèo” nhưng vẫn cố gắng nhẫn nhịn.
Rồi có hôm, tôi rửa bình mà quên tiệt trùng bình sữa, thế là con dâu lại hằn học: “Mẹ cứ qua quýt kiểu này là hại con hại cháu đấy!”. Tôi nghe vậy thì uất ức nói lại: “Có bà nào lại muốn hại cháu mình!”. Đôi bên qua lại vài câu, con dâu tôi liền bù lu bù loa lên bảo với chồng nó là tôi cậy thế mẹ chồng bắt nạt nó.
Chuyện sinh hoạt cũng lắm vấn đề. Con dâu phàn nàn, khó chịu tôi từ những việc nhỏ nhất như quên tắt điện nhà vệ sinh, dùng nhiều nước, quên tắt quạt,... Riết rồi tôi thấy mình làm gì cũng sai, nói gì cũng sai. Có lần tôi ức quá, hét lên: “Tôi đây ra giúp chị mà chị xem tôi không bằng mớ rau mớ tép. Tôi là giúp việc của chị à?”. Con dâu tôi nghe vậy thì đáp trả ngay: “Mẹ bảo giúp con thì cũng phải nghĩ lại là con có muốn được mẹ giúp không hay chỉ là chồng con muốn được sống gần mẹ”. Tôi nghe mà cứng họng.
Nửa năm sống ở nhà con trai, hai vợ chồng nó liên tục cãi vã mà lý do đều bắt nguồn từ tôi. Trong đó, cuộc cãi vã lớn nhất là con dâu tôi thấy mất tự do khi ở chung với mẹ chồng và không yên tâm khi giao con cho mẹ chăm sóc. Thế là gần đây nó đi thuê giúp việc để tôi về quê nhưng con trai không đồng ý. Cũng vì việc này mà hai đứa lớn tiếng qua lại cả cái Tết vừa rồi. Ngay hôm mùng 2 Tết, con dâu ôm cháu bỏ về ngoại. Trước khi đi còn bỏ lại một câu: “Nhà cao cửa rộng, tôi mời anh và mẹ anh ở. Còn tôi chịu đựng thế là đủ lắm rồi”.
Nghe câu nói ấy, tim tôi như có ai bóp nghẹt, không sao thở nổi. Tôi không biết mình đã làm gì khiến con dâu cảm thấy không thể chịu đựng được? Chẳng phải, tôi ra đây để giúp các con sao? Tại sao bây giờ tôi lại trở thành nguyên nhân khiến gia đình chúng tan nát?
Mặc con trai ngăn cản, tôi quyết định bắt chuyến xe sớm nhất trở về quê. Suốt quãng đường, nước mắt tôi chảy ướt vạt áo. Tôi không biết mình sai ở đâu.
Trở về quê, tôi lại nuôi gà, nuôi lợn và cấy mấy sào lúa. Con trai, con dâu tôi cũng đã làm lành, giờ chúng thuê giúp việc trông con.
Thi thoảng, tôi vẫn bà con lối xóm hỏi xoáy về việc ra thành phố giúp con chưa được bao lâu đã bỏ về. Người ta bàn ra tán vào, tôi cũng chỉ biết nhắm mắt làm ngơ.
Xem thêm: Sổ tiết kiệm của vợ - Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Lời nhắc nhở gạt chân chống xe từ người xa lạ đã giúp tôi nhận ra bài học quý giá trong cuộc đời. Sự tử tế luôn có ở mọi nơi chỉ cần mình biết cách mở lòng để đón nhận.
Nhìn cuốn sổ tiết kiệm tôi đưa, chồng bỗng bật khóc nức nở. Anh cảm ơn và xin lỗi tôi vì đã từng có thời gian ích kỷ, suy nghĩ sai về vợ.
Đọc dòng tin nhắn của cậu tài xế xe ôm tôi hiểu rằng mình đã làm đúng. Dù không nói lời xin lỗi nhưng tôi biết anh ấy đã tự nhận thức được sai lầm của mình.
Tin liên quan
Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.
Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.
Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.