Lời trách móc “chói tai” – Câu chuyện nhân văn xúc động

Lời trách móc của người phụ nữ phát cơm từ thiện nghe qua có vẻ chói tai nhưng lại khiến những người chứng kiến không khỏi rưng rưng xúc động.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần đây một đoạn clip quay lại cảnh người phụ nữ phát cơm từ thiện tại một bệnh viện ở Hà Nội đã “gây sốt” trên mạng xã hội.

Trong video, trước khi tiến hành phát cơm, người phụ nữ đã lớn tiếng dặn dò những người đang xếp hàng chờ. Những lời dặn dò, trách móc “chói tai” của chị khiến người nghe không khỏi nhói lòng: “Cơm có chả cốm này, mỗi người 3 miếng chả cốm. Canh khoai tây cháu nấu với tóp mỡ, có phần sụn tai kho. Mỗi người một ít nhé. Mà cháu dặn như này, nếu ai có người nhà mất rồi không ăn cơm nữa nhớ gọi điện bảo cháu để cháu đỡ phải đợi cơm nhé. Lắm hôm cháu thấy thiếu cháu vẫn phần cơm đấy. Chết thì phải bảo người ta chứ, cứ âm thầm chết”.

Nhiều người xem video cho biết, đằng sau những câu nói nghe qua có phần chói tai, khó chịu ấy chính là một tấm lòng hảo tâm, hết mực quan tâm lo lắng cho mọi người.

Video này chỉ sau 3 ngày đăng tải đã nhận về 1.6 triệu lượt xem và hơn 60.000 lượt “thả tim” với hàng ngàn lượt bình luận. Trong đó, có không ít bình luận gây xúc động: “Bố mẹ em từng ăn cơm của chị, giờ bố em đã mất rồi. Xem video của chị em lại nhớ đến những ngày trên bệnh viện. Thực sự, cảm ơn chị rất nhiều”, “Cái miệng quang quác, lời nói chói tai mà sao nghe xúc động thế”,...

Người phụ nữ “khẩu xà tâm phật” trong video ấy chính là chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội. Đoạn clip được quay lại tại cổng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, nơi chị đều đặn phát cơm từ thiện vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 trong suốt 1 năm nay.

Khi được hỏi về những lời trách móc “chói tai” trong video, chị Thủy chia sẻ: “Thực ra, mấy lời nói đó vừa là câu nói đùa, vừa là cách để làm yên lòng người sống thôi”.

Sau một thời gian dài phát cơm tại bệnh viện, chị Thủy nhận ra một quy luật đó là sự thay thế. Có những người hôm nay đến xin cơm, ngày mai đã không còn nữa, thế là suất cơm ấy lại nhường cho người khác. Có những người xin cơm trong thời gian dài khiến chị Thủy quen mặt. Hôm nào chưa thấy họ xuống nhận cơm là trong lòng thấp thỏm lo âu. Có người chị chờ được nhưng cũng có người đợi hoài không thấy vì họ đã qua đời rồi.

loi-trach-moc-choi-tai-cau-chuyen-nhan-van-xuc-dong

“Tôi có thói quen chờ đợi. Có những ngày tôi để phần cơm cho họ, đợi họ đến tối muộn nhưng không thấy xuống, hôm sau thì nghe tin họ đã mất. Thành ra người thì thiếu, người được đợi thì không còn nên tôi mới nhắc như vậy”, chị Thủy xúc động nói. 

Chị Thủy làm trong ngành bảo hiểm. Từ năm 2019, chị bắt đầu công việc phát cơm từ thiện tại các bệnh viện. Khoảng 1 năm trở lại đây, chị chọn điểm phát cơm chính là cổng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Khoản tiền chị dùng để mua thực phẩm nấu cơm đa phần là tiền cá nhân. Số còn lại là tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm và mỗi tháng chị cũng chỉ nhận duy nhất một lần vào ngày đầu tháng.

“Đồ ăn là gì thì còn tùy thuộc vào số tiền tôi có. Hôm nào nhiều tiền thì nấu cơm ngon, hôm nào ít tiền thì tôi nấu bún, phở, cháo... Hoặc hôm nào có nhiều người giúp thì tôi nấu nhiều món, hôm nào chỉ có một mình thì tôi nấu đơn giản hơn. Mỗi ngày tôi nấu khoảng 350 suất, nhưng mỗi suất rất đầy đặn, có khi đủ cho cả 2 người ăn. Tôi nhờ mọi người mang cặp lồng đến nhận cơm để đỡ tốn tiền mua hộp, khoản tiền ấy dành để đập vào mua thức ăn sẽ tốt hơn. Tôi cũng nhắc mọi người mang theo ít nhất 2 cái hộp để đựng cơm riêng, canh riêng, như thế lúc ăn sẽ ngon hơn”, chị Thủy chia sẻ.

Một năm phát cơm tại cổng Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương, chị Thủy có rất nhiều kỷ niệm xúc động. Có lần chị đợi phát cơm cho một ông cụ suốt nhiều ngày nhưng chẳng thấy cụ đến. Chị cứ nghĩ cụ đã qua đời nên trong lòng buồn lắm. Bỗng một ngày lại nhìn thấy cụ, chị mừng rỡ hô vang: “Ơ, ông chưa mất à? Ôi tưởng mất rồi, bạn tôi...”. Câu nói bộc phát nhưng ẩn sau đó là niềm vui sướng từ tận tâm khi thấy người quen khỏe mạnh.

Xem thêm: Chán chường vì bố ki bo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Mỗi lần nghĩ đến mẹ chồng, nước mắt tôi lại trào ra vì nhung nhớ và hối hận. Tôi tự trách mình đã vội vã quyết định ra riêng mà không lường trước được những khó khăn.

Nhớ mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Nghe câu nói của chồng mà tôi uất ức vô cùng. Tôi không ngại làm việc vất vả, nhưng lại buồn và thất vọng vô cùng vì thái độ của chồng.

Uất nghẹn vì câu nói của chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Vì bị ám ảnh bởi tính ki bo, keo kiệt của bố mà đến giờ tôi vẫn không dám lấy chồng. Tôi không muốn mình trải qua một cuộc đời đau khổ, cam chịu như mẹ…

Chán chường vì bố ki bo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.

Cổ nhân nói: Người khôn ngoan có 3 chuyện nên dửng dưng, cứ im lặng phúc lộc sẽ đến
0 Bình luận

Cổ nhân xưa tin rằng, những người thuộc mệnh này cực hợp trồng cây đinh lăng. Vì loại cây này giúp hút tài lộc, mang lại phú quý, giàu có.

Phong thủy cổ nhân: Người mệnh này cực hợp cây đinh lăng, chỉ cần 1 cây gia chủ cũng giàu có
0 Bình luận

Cổ nhân cho rằng, những ai ngoài tướng mạo có 3 điểm cao này thì sẽ là người may mắn, mang mệnh phú quý, giàu sang.

Phong thủy cổ nhân: Trên người có 3 cao là mệnh quý nhân, giàu tiền nhiều phước
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất