Làm việc 4 ngày/tuần có gì hấp dẫn mà cả Microsoft và Unilever đều thực hiện?

Nhiều công ty lớn như Microsoft và Unilever đều thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần, với hi vọng đem lại luồng gió mới cho nhân viên.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 26/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làm việc 4 ngày/tuần, tại sao không?

Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần với tên gọi "Work Life Choice Challenge". Được biết, đây là một phần dự án nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để ứng phó với tình trạng tử vong vì làm việc quá sức "karoshi" ở Nhật Bản. 

loi-ich-bat-ngo-khi-lam-viec-4-ngay-tuan-den-microsoft-cung-ap-dung
Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần "Work Life Choice Challenge"

Theo đó, họ đã cho 2.300 nhân viên được nghỉ ngơi từ thứ 6. Kết quả, mô hình này đã giúp hiệu suất làm việc của nhân viên tăng gần 40%. Bên cạnh đó, Microsoft cũng cho biết họ đã nhận được phản hồi tích cực từ nhân viên, với hơn 90% người nói rằng họ thích làm việc 4 ngày/tuần.

Không chỉ vậy, chi phí vận hành của công ty cũng giảm, lượng điện sử dụng giảm 23,1% trong thời gian thử nghiệm. Các cuộc họp cũng được rút ngắn còn 30 phút, đẩy mạnh các cuộc họp từ xa. Microsoft Nhật Bản cũng cho biết đã lên kế hoạch thực hiện thử thách cân bằng công việc và cuộc sống tương tự vào mùa đông, nhằm khuyến khích tư duy làm việc linh hoạt. 

Không chỉ Microsoft, vào đầu năm 2021, các nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần. Đáng chú ý, chương trình thử nghiệm này sẽ kéo dài khoảng 1 năm, và các nhân viên sẽ được nhận lương cả 5 ngày.

Giám đốc điều hành Unilever New Zealand Nick Bangs cho biết: "Chúng tôi tin rằng cách làm việc cũ đã lỗi thời và không còn phù hợp nữa". Bangs cho hay, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các phương thức làm việc truyền thống, do đó họ quyết định thử nghiệm mô hình mới này.

loi-ich-bat-ngo-khi-lam-viec-4-ngay-tuan-den-microsoft-cung-ap-dung
Từ đầu năm nay, nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần

Hiện tại, Unilever có 81 nhân viên ở New Zealand, còn trên toàn cầu là hơn 150.000 người. Khi cuộc thử nghiệm kết thúc vào tháng 12 năm nay, công ty sẽ đánh giá liệu có nên mở rộng mô hình này cho toàn bộ trụ sở trên toàn cầu hay không.

Vào mùa hè năm ngoái, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ The Wanderlust Group Mike Melillo cũng đã quyết định để nhân viên nghỉ thứ hai mà không giảm lương của họ. Tức là, nhân viên của The Wanderlust Group sẽ chỉ phải đi làm 4 ngày/tuần. Melillo nhận định: "Hãy thử nghiệm trong ba tháng và xem kết quả đạt được như thế nào. Chúng tôi đã có ba tháng kinh doanh tốt nhất về doanh thu, mức độ tương tác và lượng người truy cập. Tất cả những gì ta cần đánh đổi là các buổi họp mệt mỏi vào đầu tuần mà mọi người chỉ tham gia vì bắt buộc".

Trước đó, vào tháng 5/2020, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết các công ty nên xem xét thực hiện tuần làm việc 4 ngày để tăng năng suất nhân viên và giúp người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ông Ardern cho hay: "Tôi thực sự khuyến khích mọi người nghĩ về tuần làm việc bốn ngày nếu bạn là một nhà tuyển dụng và phù hợp để đưa ra quyết định như vậy".

Những lợi ích của mô hình làm việc 4 ngày/tuần

Không chỉ New Zealand, chính phủ một số nước cũng đang cân nhắc ứng dụng mô hình làm việc này. Đầu năm 2021, chính phủ Tây Ban Nha đã phê duyệt chương trình thí điểm dài 3 năm để các công ty thực hiện chuyển đổi về ngày làm. Các chính trị gia tại Anh và Nga cũng đang cân nhắc điều chỉnh luật để thực hiện tương tự.

Dù vẫn còn nhiều hoài nghi về tính hiệu quả hay lo lắng về sức ì kìm hãm doanh nghiệp, mô hình này vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc giảm ngày làm có thể mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Năng suất lao động cao

loi-ich-bat-ngo-khi-lam-viec-4-ngay-tuan-den-microsoft-cung-ap-dung
2/3 doanh nghiệp tại Anh khi thay đổi ngày làm một tuần đã ghi nhận năng suất lao động tăng lên

Khi ta có ít giờ hơn để hoàn thành công việc, ta sẽ tìm cách đơn giản hóa các thủ tục để làm việc. Từ đó, năng suất làm việc sẽ được nâng cao, và nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có nhiều thời gian nghỉ.

Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều đạt năng suất cao khi áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Theo nghiên cứu của Đại học Reading (2019), có 2/3 doanh nghiệp tại Anh khi thay đổi ngày làm một tuần đã ghi nhận năng suất lao động tăng lên.

Thu hút nhiều lao động hơn

Nhà kinh tế học lao động Julia Pollack nhận thấy các công ty thực hiện mô hình làm việc 4 ngày/tuần sẽ thu hút nhiều ứng viên hơn so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Theo nghiên cứu của ĐH Reading, 63% công ty ở Anh áp dụng chế độ làm việc này để thu hút và giữ chân nhân tài.

Bà Pollack nhận định: "Tính đến năm nay, các tin tuyển dụng với thời gian làm việc chỉ bốn ngày đã thu hút nhiều đơn đăng ký hơn 30% so với các tin tuyển dụng khác trong lĩnh vực dịch vụ, 24% về du lịch, 16% về chăm sóc sức khỏe, 10% về công nghệ, 9% về giáo dục và 4% nữa trong xây dựng".

Có ích cho môi trường

Một nghiên cứu từ ĐH Massachusetts Amherst (2012) đã chỉ ra rằng giảm giờ làm góp phần bảo vệ môi trường. Khi thực hiện mô hình làm việc 4 ngày/tuần, Microsoft Nhật Bản nhận thấy chi phí vận hành của công ty có xu hướng giảm. Lượng điện sử dụng giảm 23,1%, còn giấy in giảm 58,7% trong thời gian thử nghiệm. 

Các nhà nghiên cứu viết: "Các quốc gia có giờ làm việc ngắn hơn có lượng khí thải carbon dioxide thấp hơn", vì ít đi lại và nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp . Họ ước tính rằng làm việc ít đi một ngày mỗi tuần có thể giảm lượng khí thải carbon xuống hơn 30%".

Dễ cân bằng giữa công việc và cuộc sống

loi-ich-bat-ngo-khi-lam-viec-4-ngay-tuan-den-microsoft-cung-ap-dung
Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý

Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý. Vào năm 2018, công ty Perpetual Guardian (New Zealand) đã hợp tác cùng các nhà nghiên cứu ở ĐH Auckland và theo dõi thay đổi ở nhân viên thực hiện mô hình 4 ngày/tuần và vẫn nhận đủ lương.

Theo đó, các nhân viên báo cáo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được cải thiện 24%. Họ có nhiều thời gian bên gia đình hơn, bớt căng thẳng và có thể thư giãn nhiều hơn. Vì thế, công ty này đã quyết định áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần.

Tuần làm việc ngắn hơn không phải là một ý tưởng mới xuất hiện gần đây. Vào năm 1930, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã dự đoán rằng vào năm 2030, công nghệ sẽ phát triển đến mức hầu hết mọi người chỉ phải làm việc 15 giờ mỗi tuần mà năng suất vẫn tăng lên. 

Chia sẻ gây bão của CEO Shopify Tobias Lutke: Không nhất thiết phải làm việc quần quật 80 tiếng/tuần mới thành công

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Điều quan trọng của cuộc sống này không phải là sống bao lâu, mà là sống như thế nào. Trong nửa đời sau của cuộc đời, nếu bạn tránh xa được 3 suy nghĩ này, nhất định bạn sẽ giàu có, an yên.

Nếu không bỏ 3 tính xấu này thì nửa đời sau khó có giàu sang, an yên
0 Bình luận

Cố nhân có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", nhưng ngày nay nếu nước sơn không đẹp, có mấy ai muốn tò mò muốn khám phá lớp gỗ bên trong?

Bỏ ngay lầm tưởng nơi làm việc chỉ cần năng lực, ngoại hình cũng là một loại thực lực
0 Bình luận

Cha mẹ muốn để dành tiền cho con cái tiêu xài, hưởng thụ không phải xấu. Nhưng điều đó dễ làm ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành về mặt nhận thức của con cái, khiến chúng khó thành công trong cuộc sống.

Thế hệ 9x vẫn đang xin tiền bố mẹ, đừng mong trưởng thành hay gặt hái thành công
0 Bình luận

Tin liên quan

Phong thủy nhà ở được vận dụng đúng cách sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều may mắn. Tuy nhiên, khi phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy, gia chủ có thể thường xuyên cảm thấy bất an và hao tổn tài lộc.

Phong thủy nhà ở: 5 điều cấm kỵ để tránh hao tổn tài lộc
0 Bình luận

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Phật đản 2021 - Phật lịch 2565 với quy mô nội bộ, ít người tham dự, nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng, đầy đủ các nghi thức tôn giáo.

Mừng Đại lễ Phật đản năm 2021 - Phật lịch 2565
0 Bình luận

Từ một diễn viên nổi tiếng, Quyền Linh dần chuyển sang vai trò MC và nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng nhờ sự cống hiến hết mình vì từ thiện.

Nghệ sĩ kể: MC Quyền Linh chia sẻ về tâm nguyện làm từ thiện để 'trả nợ đời'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất