Kỳ vọng lương cao sau khi xuất ngoại để đổi đời, ai ngờ vỡ mộng ê chề
Tuy xuất ngoại và làm việc cho ngân hàng lớn với mức lương cao, tính ra, tôi vẫn cảm thấy mình đang "lỗ" so với khi còn ở Việt Nam.

Anh D.N. chia sẻ: "Là một người cũng từng suy nghĩ rất nhiều trước quyết định rời khỏi TP HCM để sang Berlin (Đức) vài năm trước, tôi xin chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân để các bạn ở Việt Nam cân nhắc.
Tôi đã lập một bảng những điều được và mất khi quyết định ra đi. Qua đó, tôi có thể nói rằng, lương không phải là yếu tố tiên quyết cho việc sang nước ngoài làm việc. Tại sao tôi nói như vậy?
Đầu tiên, nhìn vào mức lương 70.000 euro một năm ở châu Âu (khoảng 1,8 tỷ đồng), có thể thấy đây là mức lương tương đối cao đối với một người Việt trong nước. Nhưng nhiều người quên mất hai điều quan trọng đó là thuế, bảo hiểm ở nước ngoài và chi phí sinh hoạt ở nơi bạn sẽ đến rất khác so với Việt Nam.

Với thuế và bảo hiểm của người có gia đình, được giảm trừ gia cảnh, nói là lương 70.000 euro một năm nhưng thực nhận về chỉ vào khoảng 4.200 euro một tháng (tôi tính trên công thức thuế ở Berlin cho gia đình có hai con).
Dựa trên chênh lệch chi phí mức sống (cost of living) giữa Berlin và TP HCM, số tiền này chỉ tương đương vào khoảng 52 triệu đồng. Có nghĩa là, nếu bạn chỉ cần thu nhập 52 triệu đồng ở TP HCM, bạn có thể sống như có 4.200 euro ở Berlin. Đối với người độc thân, mức thuế sẽ còn cao hơn nữa, có nghĩa là mỗi tháng bạn chỉ còn nhận được 3.400 euro, tức chỉ tương đương với mức 41 triệu đồng ở TP HCM.
Với người có từ 8 đến 10 năm kinh nghiệm, tôi biết các bạn senior IT developer hay senior finance ở Việt Nam sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định ra nước ngoài, vì lương ở trong nước của nhiều bạn có khi còn vượt xa cả con số kia. Chưa kể, khi có gia đình, các bạn phải tăng chi phí cho con cái và vợ bạn phải nghỉ việc đi theo ra nước ngoài (phải học lại tìm việc lại, rất khó nếu đã lớn tuổi lại trái ngành, chưa biết tiếng).

Trên thực tế, tôi vừa chuyển sang làm việc cho một ngân hàng lớn với mức lương khá cao. Vậy mà tính ra, số tiền tiết kiệm, để dành hàng tháng của tôi vẫn không bằng khi còn ở Việt Nam. Thế nên, khi được nhiều bạn inbox hỏi về kinh nghiệm ra nước ngoài, nên đi hay ở, tôi chỉ cười và hỏi mục đích thực sự của bạn khi ra đi là gì? Nếu các bạn chỉ muốn đi để kiếm tiền thì tốt nhất nên ở lại Việt Nam kẻo sang đây rồi lại vỡ mộng.
Còn nếu muốn đi chỉ vì môi trường sống khác biệt, trải nghiệm sự hiện đại của châu Âu, cho con cái hưởng môi trương mới... thì bạn nên cân nhắc với tình hình và nhu cầu hiện tại của bạn rồi hãy quyết định".
Theo VnExpress
Xem thêm: 9x Lâm Đồng từ bỏ việc lương cao, về quê khởi nghiệp du lịch trải nghiệm
Đọc thêm
Việt Nam từng có hai cô giáo là Trần Thị Thúy và Hà Ánh Phượng lọt top Global Teacher Prize - "Giáo viên toàn cầu".
Hiện nay, nhiều người có xu hướng thích làm việc từ xa hơn tới văn phòng, và đây là 10 công việc đáp ứng được điều đó.
Từng phải vay tiền để đi học, được khuyên nên đi làm công nhân kiếm tiền, nhưng với nỗ lực vượt khó, nam sinh này đã có cuộc sống ổn định, công việc lương cao.
Tin liên quan
Anh Đào Bá Tuân trải qua 365 ngày liên tục chạy cự ly 21km (Half Marathon), với mục tiêu gây quỹ "lớp học cho em". Ngày 31/12/2023, anh đã hoàn thành thử thách mà ít người Việt Nam làm được.
Đều đặn suốt 15 năm qua, ông Việt cùng chiếc xe máy của mình trở thành shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.
Nhiều cư dân mạng cho rằng, thực tế lương tháng 13 hay thưởng Tết là tiền công ty tiết kiệm giúp người lao động.
Bài mới

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần trải qua cảm giác: sáng thức dậy, nhìn đồng hồ, và chỉ muốn… ngủ tiếp thay vì đi làm. Những ngày như thế có thể do mệt mỏi, stress, hay đơn giản chỉ là tâm trạng tụt dốc không phanh. Tuy nhiên, công việc vẫn đó, trách nhiệm vẫn chờ, vậy làm sao để vượt qua cảm giác chán nản này? Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần ngay từ buổi sáng!