15 năm làm shipper cho bếp ăn từ thiện và nhà chùa: "Tôi sẽ làm việc thiện đến khi không còn sức thì thôi"
Đều đặn suốt 15 năm qua, ông Việt cùng chiếc xe máy của mình trở thành shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.

5h giờ sáng, ông Trần Quốc Việt (50 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bắt đầu dắt xe máy ra khỏi nhà. Như thường lệ, ông tạt vào quán cà phê cóc ven đường uống một ly cà phê rồi bắt đầu hành trình làm shipper miễn phí.
Lịch trình của ông là chạy xe máy ra chợ Tân An chở rau củ quả của tiểu thương tặng đến các ngôi chùa, bếp ăn từ thiện ở Cần Thơ, Hậu Giang. Đó là công việc mà 15 năm qua, dù ngày mưa dầm hay nắng gắt, ông Việt vẫn làm đều đặn.
Mấy ngày này, rau củ quả đắt nên tiểu thương cho ít hơn trước, ông Việt cũng ra chợ trễ hơn.

'Tôi đi trễ cho các tiểu thương bán hàng. Hồi trước có khi 3-4 giờ sáng, tiểu thương đã gọi điện kêu ra chở đồ cho chùa, bếp ăn từ thiện trong các bệnh viện', ông Việt nói.
Chị Phùng Kim Thảo (tiểu thương bán rau cải ở chợ Tân An) vừa thấy xe ông Việt tới, vội lấy mớ khổ qua, dưa leo, cà tím, bầu cho vào túi ni lông đưa cho ông Việt. 'Mình có của, chú Việt có công, góp chút ít để làm công đức', chị Thảo cười nói.
'Có mớ rau thơm và túi quần áo cũ nè sư huynh', người phụ nữ gọi ông Việt đến lấy rồi vội vàng làm những công việc khác.
Các tiểu thương ở chợ Tân An cho biết, chợ thường họp từ rất sớm. Đến khoảng 6h sáng là bắt đầu giãn.
Các tiểu thương báu rau củ dọn dẹp trả mặt bằng lại cho người bán sau. Lúc này, họ sẽ 'soạn' ra mớ rau, củ còn tươi, ngon để đưa cho ông Việt mang đi.

'Mình bán rau củ cũng có quy tắc là phải bán đúng giá. Không bán hết thì tặng cho nhà chùa, bếp ăn từ thiện chứ không bán', một tiểu thương nói.
Sau khi rảo quanh chợ một lượt, ông Việt chạy xe đến chùa Hội Linh (quận Bình Thuỷ) tiếp tục hành trình.
'Đâu phải ai cũng làm được như chú Việt, phải có tâm mới làm được. Nếu ai làm việc thiện mà tính toán thì chắc chắn không làm được. Các thí chủ ở chợ có tâm cúng rau củ quả, còn chú Việt thì chạy giúp vận chuyển đến chùa. Mặc dù chỉ là bó rau, ít rau củ nhưng đó là cái tâm, rất quý', chủ trì chùa Hội Linh chia sẻ thêm.
Sau khi đến chùa Hội Linh, ông Việt tiếp tục chạy xe đến các điểm khác là bếp ăn trong bệnh viện.
Mọi việc đã xong, ông chạy xe đến ngôi chùa nằm trên đường Mậu Thân (quận Ninh Kiều) để làm công quả. Sau đó, ông mới bắt đầu những cuốc xe mưu sinh của riêng mình. Khách của ông thường là mối quen.

Nói về cơ duyên chạy xe miễn phí chở thực phẩm đến các chùa, bếp ăn từ thiện trong bệnh viện, ông Việt kể, khoảng 15 năm trước, ông gặp nhiều chuyện không may, hết bị tai nạn giao thông lại bị tai biến suýt liệt.
Từ đó, ông vào chùa nghe các sư thầy khuyên giảng, rồi xin làm công quả như quét dọn chùa, giữ xe cho các phật tử đến lễ vào những buổi chiều tối.
Cũng từ đây, ông Việt biết được một số phật tử là tiểu thương bán rau củ ở chợ Tân An muốn gửi tặng đồ đến các chùa nhưng không có người chở. Ông quyết định nhận chở miễn phí để làm cầu nối các nghĩa cử cao đẹp lại với nhau.


'Lúc khó khăn tôi được mọi người giúp đỡ nên nghĩ mình phải làm việc gì có ích cho xã hội.
Ban đầu tôi chỉ chở rau, củ, gạo đến các chùa. Khoảng 4 năm nay tôi chở thêm vào bếp ăn trong các bệnh viện ở Cần Thơ và Hậu Giang', ông nói và cho biết, dù việc thiện nguyện vất vả vì có ngày mưa dầm, cũng có khi nắng đổ lửa nhưng đổi lại ông thấy tâm hồn thanh thản, tối ngủ rất ngon giấc.
'Có lúc trên đường chở hàng, xe hư, thủng lốp phải dắt bộ khá xa mới có tiệm để sửa. Chủ tiệm thấy mình chở cồng kềnh thì trách. Nhưng khi biết tôi đang chở hàng miễn phí cho chùa, họ lại cười. Đến lúc trả tiền thì họ không nhận, bảo để tiền đổ xăng mà tiếp tục chở hàng từ thiện', ông nói.

Ông Việt tâm niệm, được làm việc thiện là niềm vui mỗi ngày của mình. Chính vì vậy, bất kỳ lúc nào, có người gọi điện nói cần chở bao gạo, thùng dầu ăn hay lốc nước tương vào chùa, đến bếp ăn từ thiện là ông liền lấy xe chở miễn phí ngay.
Hôm nào có việc đột xuất không chở được, ông gọi điện nhờ bạn là ông Phan Thành Nam đến giúp.
Ngoài việc chở hàng miễn phí, Chủ nhật hàng tuần, ông Việt còn sang bếp ăn từ thiện ở Vĩnh Long phụ nấu cơm, cháo phát miễn phí cho người nghèo.
'Tôi sẽ làm việc thiện đến khi không còn sức thì thôi', ông Việt chia sẻ.
(Theo VietNamNet)
Xem thêm: 9x tử tế: Cô gái Long An thành lập CLB quần áo từ thiện
Đọc thêm
Suốt 20 năm qua, bếp ăn từ thiện Tịnh xá Ngọc Tâm luôn đỏ lửa với mong muốn đem đến những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ở các bếp ăn từ thiện hay cửa hàng 0 đồng ở Cần Thơ, không ai lạ gì ông Nguyễn Minh Nhân - "người vận chuyển" nhận chở đồ miễn phí.
Tỷ phú Tào Đức Vượng tư tưởng khá nghịch lý, đó là sẵn sàng chi mạnh để từ thiện chứ không để con tận hưởng.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.