Hành trình 10 năm tận tụy của cô đỡ thôn bản nơi vùng cao Điện Biên

Nhiều năm qua, hình ảnh cô đỡ thôn bản – Lò Thị Đường tận tụy leo đèo, vượt suối thăm khám, đỡ đẻ, chăm sóc sức mẹ bầu đã trở nên quen thuộc nơi vùng cao Nậm Pồ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần 10 năm làm nghề cô đỡ thôn bản, chị Lò Thị Đường (bản Nậm Đích, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) vẫn luôn giữ ngọn lửa đam mê và tận tâm với nghề. Trong suốt hành trình dài ấy, chị Đường không nhớ mình đã đỡ đẻ cho bao nhiêu ca. Không quản ngại đường xá xa xôi hay nửa đêm gà gáy, khi sản phụ cần là chị sẵn sàng có mặt.

Cô đỡ thôn bản cho biết: “Do địa hình vùng cao hiểm trở, khó khăn, không có điện nên việc thăm khám cho thai phụ vô cùng khó khăn. Bên cạnh việc giám sát sức khỏe sinh sản cho 97 hộ dân, tôi còn kiêm nhiệm cả công tác phụ nữ và dân số. Công việc hàng ngày của tôi là thăm khám cho các bà mẹ đang mang thai, hỗ trợ tư vấn chăm sóc cho sức khỏe mẹ và bé sau sinh”.

Chị Đường cũng cho biết thêm, đồng bào dân tộc chủ yếu làm nương rẫy. Mỗi lần có lịch thăm khám, chăm sóc sức khỏe sản phụ, chị phải đi lên đến tận rẫy, có những sản phụ gần đến ngày dự sinh, chị còn phải vận động họ về nhà hoặc đến cơ sở y tế. Vất vả, bận rộn là thế nhưng một tháng chị chỉ được hỗ trợ 447.000 đồng.

hanh-trinh-10-nam-tan-tuy-cua-co-do-thon-ban-noi-vung-cao-dien-bien (1)

“Tôi dành 200.000 đồng để nạp tiền điện thoại, phục vụ cho việc gọi điện thăm hỏi sản phụ. Số tiền còn lại tôi dành để mua xăng, phục vụ đi lại. Với kinh phí hiện tại không đủ để tôi trang trải cuộc sống. Nhiều lần cũng muốn nghỉ nhưng vì tình yêu con trẻ, cảm thấy hạnh phúc khi được nghe tiếng trẻ con khóc chào đời sau mỗi ca đỡ đẻ thành công lại cho tôi thêm động lực để cố gắng bám trụ với nghề”, chị Đường tâm sự.

Chị Giàng Thị Sau (nhóm 1, bản Nậm Đích) cho biết, năm 2016, chị mang thai đứa con đầu lòng. Suốt quá trình mang thai chị được cô Đường thăm khám rất tận tâm. Gần đến ngày sinh, cô Đường có khuyến cáo phải xuống cơ sở y tế sinh nở do thai ngôi ngang nhưng chị Sau chủ quan, không nghe lời cô đỡ. Đến kỳ chuyển dạ chị mất nhiều máu, tưởng không qua khỏi, phải gọi chị Đường. Nhờ được cấp cứu kịp thời, mẹ con chị Sau đã được cứu sống”.

Sau lần “thập tử nhất sinh” của chị Sau, người dân trong bản đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sinh sản, phụ nữ có thai đã tự giác đến trạm y tế khám, không còn chủ quan như trước nữa.

Bác sĩ Poòng Văn Vận, Phó Trưởng Trạm Y tế xã Chà Nưa cho biết, Nậm Đích là bản khó khăn nhất trong xã với 100 hộ, gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Do trình độ dân trí thấp cùng với phong tục lạc hậu, giao thông bất tiện, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn xã cũng vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, cô đỡ thôn bản - Lò Thị Đường đã giúp người dân bản Nậm Đích có bước chuyển biến nhận thức về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Nơi bản làng vùng cao biên giới, những cô đỡ thôn bản trở thành người bạn thân thiết, đồng hành cùng bà mẹ và trẻ em vùng cao. Với đôi tay tận tụy và tấm lòng yêu thương, họ lặng lẽ mang đến niềm tin và hy vọng cho những cuộc đời nhỏ bé nơi vùng đất khó.

Xem thêm: Hoa hậu Kỳ Duyên khánh thành 1/10 ngôi trường cho các em nhỏ vùng cao

Đọc thêm

Tôi lấy chồng ngay cạnh nhà mẹ đẻ và đây là năm đầu tiên ăn tết tại nhà chồng. Thế rồi, tôi đã có một cái tết bi hài không nói nổi thành lời...

Tết bi hài của cô gái lấy chồng sát vách – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Cho bạn mượn tiền xong, nghe những lời trách cứ của chồng mà lòng tôi trĩu nặng. Chẳng nhẽ tôi đã sai khi có tấm lòng giúp đỡ người khác…

Cãi nhau với chồng vì cho bạn mượn tiền – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Dạo đó, nếu bà cứ mãi “cao cao tại thượng” không chịu chủ động, chỉ ngồi yên chờ ngày con dâu thân thiết, quấn quýt với mình thì không biết bà phải chờ đến chừng nào.

Mang tết cho con dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn... 

Cổ nhân nói: Bạn có thành kiến với người khác vì tầm nhìn của bạn chưa đủ lớn!
0 Bình luận

Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.

Ghi nhớ lời cổ nhân: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người
0 Bình luận


Bài mới

Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Đề xuất