Lũ rút, hàng trăm bạn trẻ Quảng Bình ra sức dọn bùn giúp người dân
Ngay khi trời tạnh mưa, nước lũ rút xuống, hàng trăm bạn trẻ Quảng Bình, Quảng Trị đã vào cuộc giúp đỡ bà con dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Dọn dẹp bùn lầy sau khi nước rút luôn là nỗi ám ảnh của bà con vùng lũ. Ngay khi nước rút, mọi người phải nhanh tay đẩy bùn ra khỏi nhà, bởi nếu để bùn khô, mọi thứ sẽ khó khăn hơn bội phần.
Nên khi nước vừa rút khỏi vùng lũ H.Quảng Ninh và H.Lệ Thủy (Quảng Bình), các bạn trẻ thuộc Tỉnh đoàn Quảng Bình đã ngay lập tức sử dụng máy bơm công suất lớn để giúp đỡ người dân dọn dẹp nhà cửa, trường học.
"Những chiếc máy bơm này có giá không quá đắt, chỉ khoảng 5 - 7 triệu đồng/chiếc, không cần dùng điện nên rất cơ động. Chỉ cần sử dụng một chiếc máy bơm nước này cũng tương đương với 40 - 50 người lau dọn", anh Đặng Đại Bàng, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Bình, nhẩm tính.

Dự đoán của anh Bàng là có cơ sở, được đúc kết từ kinh nghiệm những lần dọn lũ trước đó, nhất là trận lũ lịch sử năm 2020 tại Quảng Bình. Những chiếc máy bơm chạy bằng xăng với đường ống dài đến 200m đã phát huy hiệu quả dọn dẹp. Gần đây nhất, sau trận bão số 3, hành trang của đội hình tình nguyện ra Bắc dọn lũ của tuổi trẻ Quảng Bình cũng mang theo 4 chiếc máy bơm xịt bùn chạy bằng xăng này…
Ngày 30/10, khi nước lũ bắt đầu rút ở nhiều vùng, Tỉnh đoàn Quảng Bình đã lập tức mua mới 5 chiếc máy bơm (tổng trị giá 25 triệu đồng) để tặng Huyện đoàn Quảng Ninh có thiết bị hỗ trợ cho các đội hình tình nguyện dọn dẹp ở vùng lũ.
"Có thêm sự giúp sức của những chiếc máy bơm này, kết hợp với hành động kịp thời của các bạn đoàn viên, tiến độ công việc sẽ được đẩy nhanh, các bạn sẽ giúp được nhiều người dân hơn", anh Bàng nói.

Sau khi nước rút, tỉnh đoàn Quảng Bình ngay lập tức hiệu triệu tuổi trẻ các địa phương, đơn vị lập tức có kế hoạch "đưa quân" vào vùng nước lũ rút để cùng người dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh trường học, trạm y tế, địa bàn công cộng… với phương châm "nước đến đâu dọn đến đó".
Hoàng Xuân Quang, đoàn viên Huyện đoàn Quảng Ninh, cho biết anh và đồng đội đã sẵn sàng vào vùng lũ. "Chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc tái thiết đời sống bà con sau lũ một cách sớm nhất", anh Quang nói.
Xem thêm: Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não
Đọc thêm
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
Ths Trần Minh Hải chia sẻ, hành trình giúp đỡ trẻ bụi đời của anh bắt đầu từ việc vô tình đọc được mẫu tin tuyển dụng được in trên mảnh giấy báo bọc ngoài gói xôi vào 30 năm trước.
Bức thư viết tay của nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh gửi đến một người bác với mong muốn giúp đỡ cho bạn học có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường khiến nhiều người xúc động.
Tin liên quan
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.