GS.TS Đàm Thanh Sơn: Thần đồng từ bỏ môn "quý tộc" để học môn Lý, 25 tuổi đã có bằng tiến sĩ
Nhắc đến Giáo sư Đàm Thanh Sơn, người ta nghĩ ngay đến một nhà khoa học tài năng xuất chúng nhưng lại vô cùng khiêm nhường.

GS.TS Đàm Thanh Sơn là ai?
Đàm Thanh Sơn là GS.TS vật lý lý thuyết nổi tiếng, sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội, Việt Nam. Cha ông là giáo sư dược học Đàm Trung Bảo, mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ sinh hoá Nguyễn Thị Hảo.
Từ nhỏ, ông đã được mệnh danh là "thần đồng", năm 7 tuổi đã giải được Toán lớp 10 (lớp 12 hiện nay). Ông là cựu học sinh lớp chuyên Toán Tin của Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy gốc là học sinh chuyên Toán, nhưng sau này ông đã chuyển hướng sang Vật lý.

Với những đóng góp miệt mài cho ngành này, năm 49 tuổi, ông được trao huy chương Dirac - giải thưởng danh giá nhất của vật lý lý thuyết thế giới. Hiện tại, ông là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Hoa Kỳ (American Academy of Arts & Sciences), và viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences).
Từ bỏ môn học "quý tộc" để theo đuổi Vật lý
Năm 15 tuổi, "thần đồng nhí" xuất sắc đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 1984 tổ chức ở Praha (Cộng hòa Czech) với số điểm tuyệt đối 42/42. Với thành tích "khủng" này, ông được gửi đi học đại học ở Trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov (Liên Xô cũ).

Những tưởng chàng nam sinh sẽ tiếp tục theo đuổi môn Toán - vốn là "khoa quý tộc" ở trường ĐH danh tiếng này. Thế nhưng, Đàm Thanh Sơn lại quyết định rẽ hướng sang Vật lý. Sau này, trong một lần trả lời PV, ông giải thích: "Lúc ấy tại Việt Nam chưa có chuyên vật lý, chỉ có chuyên toán nên tôi học toán.
Tôi cũng rất yêu toán, nhưng thích vật lý bởi từ nhỏ tôi đọc một số sách phổ biến về vật lý, trong đó có quyển Vật lý vui của Yakov Perelman được dịch từ tiếng Nga và cuốn Câu chuyện về các hằng số cơ bản của Đặng Mậu Lân, nói nhiều về vật lý hiện đại hơn vật lý cổ điển. Tôi thấy thuyết tương đối, cơ học lượng tử vẫn là những thứ rất hay, tôi muốn tìm hiểu về môn đó, tôi học vật lý là vậy".
Theo giáo sư, cuộc đời làm khoa học của ông vô cùng suôn sẻ, không gặp trắc trở gì. Lúc làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, ông gặp được GS Valery Rubakov, vốn là người thầy rất nổi tiếng mà ông cực kỳ ngưỡng mộ. Rubakov là nhà khoa học đã tìm ra một hiệu ứng nổi tiếng là tìm nguồn từ tích để sử dụng nó như một nguồn năng lượng vô tận.

Ngay sau đó, ông tìm tới gặp GS Robakov, xin làm học trò và rất may được chấp nhận. Chưa kể, ông còn tận tình hướng dẫn làm luận án tiến sĩ trong suốt 4 năm. Và rồi, ở tuổi 25, Đàm Thanh Sơn bảo vệ thành công luận án tiến sỹ.
Ông chia sẻ: "Làm khoa học đôi khi có những điểm mà mình không hiểu, mình có thể tốn rất nhiều thời gian. Cách tốt nhất là hỏi thầy và những đồng nghiệp để nhanh chóng vượt qua. Giao tiếp và công tác với thầy và đồng nghiệp là rất quan trọng. Kinh nghiệm của tôi là thế".
Chuyển hướng sang Mỹ làm việc
Năm 1995, nghe theo lời khuyên của thầy, Đàm Thanh Sơn sang Mỹ để tiếp tục nghiên cứu và làm việc. Ông lượt nghiên cứu, giảng dại ở nhiều trường danh tiếng như Đại Học Washington, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Columbia, Đại học Chicago... Lĩnh vực mà ông nghiên cứu là vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây.

Ông là nhà vật lý lý thuyết đầu tiên sử dụng các hiểu biết vật lý của lưỡng tính trường chuẩn/trọng trường (gauge/gravity duality) để nghiên cứu các vấn đề tương tác trong hệ đa-thể, từ pha của nhiệt độ cực thấp là các hạt nguyên tử bị bẫy đông lạnh (cold trapped atom) đến pha của nhiệt độ cực cao là plasma của các hạt quark-gluon.
Hiện tại, ông đã có tới hơn 100 công trình nghiên cứu, với vô số công trình được đánh giá là "tạo ra những bước đột phá lớn". Nổi bật nhất gần đây là công trình mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều (10-dimensional space) do ông và các đồng nghiệp là P. K. Kovtun, và A. O. Starinets (nhóm KSS) thực hiện. Khám phá này được đăng trên tạp chí vật lý đỉnh cao thế giới Physical Review Letters, ngay lập tức gây tiếng vang trong giới bác học chuyên sâu.

Ngày 8/8/2018, với những đóng góp nổi bật cho vật lý, ông được nhận giải thưởng Dirac danh giá. Dirac Medal 2018 được trao cho ba nhà vật lý lý thuyết xuất sắc Subir Sachdev (Đại học Harvard), Đàm Thanh Sơn (Đại học Chicago) và Xiao-Gang Wen (Học viện công nghệ Massachusetts - MIT) vì các nghiên cứu độc lập của ba nhà vật lý này đã góp phần mang đến những hiểu biết sâu sắc và mới mẻ cho vật lý lý thuyết.
Là một giáo sư vô cùng khiêm tốn, luôn hướng về quê hương
Theo nhận xét của đồng nghiệp và những người từng gặp, Gs. Đàm Thanh Sơn là một người vô cùng khiêm tốn. TS Lê Đức Ninh, nhà nghiên cứu về vật lý lý thuyết tại ICISE đánh giá ông là người hết sức tài năng, đam mê, siêng năng, chân thật nhưng lại vô cùng khiêm nhường. Ông Ninh cho hay: "Anh là mẫu người tài nhưng luôn tránh xa những chuyện hào nhoáng".

GS Trần Thanh Vân thì chia sẻ, GS Sơn là người rất nhiệt tâm với khoa học và tận tâm với các nhà khoa học trẻ của Việt Nam. Ông nói: "Những chương trình Gặp gỡ Việt Nam tiếp theo trong những năm 1995, 2000... và năm nay, anh Sơn đều dành thời gian dài để tham gia một cách tâm huyết. Anh luôn gắn bó và đồng hành với chương trình Gặp gỡ Việt Nam để giúp phát triển khoa học Việt Nam".
Dù thành danh ở nước ngoài, nhưng GS. Đàm Thanh Sơn luôn hướng về quê hương. Ông nhiều lần về nước tham dự hội nghị "Gặp gỡ Việt Nam", tham gia ban giám khảo, ban tổ chức các cuộc thi toán, vật lý quốc tế tại Việt Nam. Ông luôn cố gắng dùng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ cho ngành Vật lý Việt Nam, tạo điều kiện cho sinh viên tới học tập ở những nước có nền khoa học tiên tiến.
Dirac Medal (Huy chương Dirac) là giải thưởng được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Anh Paul Adrien Maurice Dirac (1902-1984), một trong các nhà vật lý học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Giải thưởng này thường được công bố thường niên vào sinh nhật Dirac, ngày 8/8.
Dirac Medal 2018 được trao cho ba nhà vật lý lý thuyết xuất sắc Subir Sachdev (Đại học Harvard), Đàm Thanh Sơn (Đại học Chicago) và Xiao-Gang Wen (Học viện công nghệ Massachusetts - MIT) vì các nghiên cứu độc lập của ba nhà vật lý này đã góp phần mang đến những hiểu biết sâu sắc và mới mẻ cho vật lý lý thuyết.
Theo Tuổi trẻ, Kiến thức
Xem thêm: Chân dung giáo sư người Việt nhận giải thưởng danh giá Interdisciplinary Prize 2022
Đọc thêm
Mới đây, dân tình không khỏi xôn xao trước thông tin nam sinh Hà Nội Phạm Gia Khánh đã xuất sắc đỗ 6 nguyện vọng lớp 10.
Từ một cô gái Đắk Lắk bị chế nhạo vì vốn tiếng Anh ít ỏi, chị Nguyễn Thục Quyên vươn lên trở thành nhà khoa học quyền lực top 1 thế giới. Sau 32 năm, Giáo sư Quyên hồi hương mang theo khát vọng định vị Khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Theo đó, bà Thái Mỹ Nhi, giáo sư Đại học Yale, mẹ của ba người con đều tốt nghiệp đại học Harvard cho biết, bí quyết của bà là: "Nói nhiều, kiêng kị và trải nghiệm".
Tin liên quan
Sống Đẹp xin chia sẻ đến các bạn 2k5 những cách mở bài của các bài văn đạt giải nhất Quốc gia và điểm 10 đại học được trích dẫn từ fanpage của "Lớp Văn Thầy Nhật".
Chữ "nghị' có nghĩa là theo tình hình mà bàn tội đúng với luật hình nhưng xem xét giảm nhẹ. "Bát nghị" gồm 8 thứ nghị: nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quý và nghị cần.
La mắng hay "bạo lực" bằng lời nói chưa bao giờ là cách dạy con được khuyến khích. Bởi nó sẽ gây ra hệ lụy vô cùng nghiêm trọng về tính cách của đứa trẻ.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.