Gợi ý 6 bước trả nợ nhẹ nhàng ai cũng nên biết: Hiểu rõ lý do nợ nần là gì
Nếu bạn vẫn còn lo lắng không biết bao giờ mới trả nợ xong, đừng bỏ qua 6 bước thanh toán được gợi ý trong bài viết này.

Mắc nợ là điều không ai muốn cả, nhưng đó lại là điều mà rất nhiều chúng ta mắc phải. Không phải ai cũng đủ tài chính để mua những gì họ muốn, nhất là khi lạm phát ngày càng tăng cao.
Dù vậy, các khoản nợ và làm sao để trả nợ luôn là điều khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và khó đạt các mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, nếu áp dụng gợi ý 6 bước thanh toán nợ nần do trang The Balance đưa ra dưới đây, rất có thể bạn sẽ giải quyết vấn đề này nhanh chóng:
Hiểu rõ lý do nợ nần

Giống như mọi vấn đề khác, việc tìm ra nguyên do sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc. Tuy nhiên, đây là điều mà không phải ai cũng nghĩ tới khi họ mắc nợ, mà chỉ tập trung vào việc thanh toán nợ nần.
Nợ do các khoản vay mua nhà, mua xe,...
Đây là khoản vya diễn ra tự nhiên ở một số giai đoạn nhất định của cuộc đời, và những khoản nợ này vốn dĩ không xấu. Dù vậy, chúng là các khoản nợ lớn khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi không thể thanh toán các khoản chi cần thiết khác, hoặc dốc quá nhiều thu nhập vào đây.
Nợ do chi tiêu quá tay
Đầy là những khoản nợ dưới dạng nợ thẻ tín dụng, lãi suất cao, thường gặp ở những người trẻ. Từ khoản nợ này, hãy hiểu rằng rất có thể số tiền bạn phải trả cho những gì đã mua cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Điều đó đi đôi với việc có thể làm giảm thu nhập và đòi hỏi bạn phải gánh thêm nhiều khoản nợ.
Nợ do hoàn cảnh
Đây là khoản nợ mà bạn khó lường trước được, nhưng hoàn toàn có thể tránh nếu abnj chuẩn bị từ trước. Chẳng hạn, nếu bạn không may ốm đau, chấn thương hoặc thất nghiệp, việc không có quỹ dự phòng sẽ khiến bạn nợ nần chồng chất.
Nhưng có 1 sự thật là, khoản nợ này thường khiến nhiều người cảm thấy bế tắc hơn. Lý do không chỉ vì đang gặp chuyện không may, mà còn vì những khoản nợ này thường đi kèm với lãi suất cao.
Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ
Sau khi biết vì sao mình lại mắc nợ, hãy học cách kiểm soát chi tiêu. Bước này quả thực rất khó thực hiện, nhưng đừng vì thế mà cho phép bản thân lười biếng hay buông thả. Hãy dành thời gian để lên kế hoạch rõ ràng cho các khoản chi cần thiết trong tháng dựa trên tổng thu nhập trung bình. Chia càng nhỏ các khoản chi tiêu càng giúp bạn kiểm soát được nó 1 cách dễ dàng hơn.
Lập kế hoạch trả nợ

Các chuyên gia tài chính thường khuyên rằng, nếu bạn đang ôm nợ, hãy gửi thanh toán đúng hạn hàng tháng để không phải trả thêm phí và lãi suất. Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn xác định được thời gian để bạn thoát khỏi khoản nợ nặng nề là bao giờ.
Để làm được điều đó, hãy lập kế hoạch và sử dụng các chiến lược quản lý nợ bổ sung để giảm các khoản thanh toán hàng tháng hoặc hợp nhất nợ của mình. Cố gắng đừng để các khoản nợ bị lắt nhắt, trải dài cả tháng, như vậy bạn rất khó để kiểm soát dù rằng các đợt thanh toán với số tiền nhỏ sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn.
Lập quỹ dự phòng
Luôn luôn coi chừng những biến cố bất ngờ, bởi chúng có thể khiến bạn khánh kiệt nhanh chóng. Hãy xây dựng một quỹ dự phòng ngay bây giờ, đó là khoản tiền mà bạn nhất định không đụng tới trừ khi thực sự không còn khả năng tài chính.
Đây chính là bước quan trọng để giảm thiểu khả năng mắc nợ 1 lần nữa trong tương lai. Không chỉ thế, chính quỹ dự phòng này cũng giúp bạn linh hoạt và tự tin hơn trong việc xử lý các khoản chi bất ngờ.
Tránh mở thêm thẻ tín dụng hoặc vay mới
Nếu không muốn thời gian tất toán các khoản nợ kéo dài, đừng vay thêm nữa. Điều này áp dụng cho tất cả các trường hợp mở thẻ tín dụng mới, tạo thêm tài khoản vay mới,...
Khi mới trả nợ, bạn sẽ gặp khó vì phải thắt chặt chi tiêu. Dù vậy, đừng nghĩ tới việc mở thêm thẻ tín dụng, kể cả trong những trường hợp khẩn cấp. Bởi suy cho cùng, đó chỉ là phương pháp giải quyết tức thời, nhưng đến hạn thanh toán thì bạn sẽ còn đau đầu hơn nhiều.
Duy trì động lực trả nợ

Trả nợ là một hành trình gian nan, cực khổ cần nhiều nỗ lực và kiên trì. Vì thế, đừng quên khuyến khích bản thân và duy trì động lực làm điều đó. Như vậy, bạn có thể tập trung hơn vào hành trình này, tự nhù rằng sau khi tất toán mọi khoản nợ là bạn đã hoàn thành một mục tiêu lớn ở đời.
Trong trường hợp không may xảy ra chuyện gì đó ngoài ý muốn, hãy tính toán lại ngân sách và cố gắng chấn chỉnh bản thân quay trở lại với mục tiêu trả nợ sớm nhất có thể nhé. Duy trì tinh thần luôn vui vẻ, vượt qua sự chán nản là điều quan trọng để giữ cho việc trả nợ đi đúng hướng.
Theo The Balance
Xem thêm: 4 món nợ tuyệt đối không nên vay mượn kẻo suốt đời không trả nổi
Đọc thêm
Sau khi sốt đất qua đi, không ít nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính để mua bất động sản phải cắn răng bán nhà đi trả nợ vay ngân hàng.
Giờ nghĩ lại, nếu không mua nhà 10 tỷ ở Hà Nội, tôi sẽ mua một căn hộ chung cư 5 tỷ, thêm một chiếc ô tô nữa và sống nhàn hạ hơn nhiều.
Nếu ta đang vật lộn với một khoản nợ lớn, trước hết hãy nghĩ tới việc cắt giảm chi tiêu. Dưới đây là cách một chuyên gia tài chính đã áp dụng để trả món nợ 7 tỷ.
Tin liên quan
Trẻ hoạt ngôn và trẻ trầm tính, hai tuýp tính cách này ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng trong tương lai, bố mẹ cần lưu ý để tìm cách thay đổi thói quen của trẻ từ khi còn nhỏ.
Nguồn cung nhà ở khan hiếm, đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân, khiến ngay cả các chung cư cũ cũng được nhiều người săn đón,
Nhiều người không biết, hạnh phúc vợ chồng vốn dĩ phụ thuộc vào tình cảm và nhiều yếu tố của cả hai, nhưng bên cạnh đó, việc cả hai có thể giữ lửa như những ngày đầu yêu nhau vẫn phụ thuộc một ít vào yếu tố phong thủy phòng ngủ.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.