Cuộc sống hai mặt của cô gái trẻ có thu nhập bấp bênh: Ngày làm giảng viên đại học, đêm sống tạm bợ trong lều vải

Trái với lầm tưởng của nhiều người, giáo dục đại học ở Vương quốc Anh đang là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất của nền kinh tế, khi các giảng viên chật vật kiếm sống với đồng lương ít ỏi.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 15/11
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giảng viên đại học với cuộc sống hai mặt

Giống như nhiều nghiên cứu sinh khác, Aimée Lê (SN 1990, người Mỹ gốc Việt) cần công việc giảng viên tiếng Anh để trụ vững ở Vương quốc Anh. Thế nhưng, mức lương trả theo giờ ấy lại chẳng đủ để cô trang trải cuộc sống, nhất là khi chi phí leo thang khi cô bước sang năm thứ 3 học tiến sĩ ở Royal Holloway, Đại học London. Cô không đủ tiền để thuê nhà cũng như sinh hoạt phí chỉ từ công việc nghiên cứu và giảng dạy.

giang-vien-dai-hoc-o-anh-phai-song-trong-leu-vi-khong-co-tien-mua-nha
Giống như nhiều nghiên cứu sinh khác, Aimée Lê cần công việc giảng viên tiếng Anh để trụ vững ở Anh

Lê cho biết, cô đang sống một cuộc sống hai mặt, một bên là giảng viên đại học danh tiếng, còn bên kia là một người vô gia cư. Cô lo lắng bởi sợ người khác biết cô là người vô gia cư, do đó cô không trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình với trường đại học. Cô cất sách tại văn phòng nghiên cứu sinh, tắm ở trường đại học và nói với bố mẹ rằng mình sống trong trang trại sinh thái để họ không lo lắng. Lê tâm sự: "Tôi nhận được đánh giá tốt từ sinh viên, thậm chí từng tổ chức hội nghị quốc tế. Tôi làm việc với tiêu chuẩn rất cao và cực kỳ tập trung".

Được biết, Aimée Lê nhận được học bổng khoảng 16.000 bảng Anh/năm cho 3 năm học tiến sĩ với chuyên đề các nhóm dân tộc thiểu số trong văn học Mỹ tại trường Royal Holloway. Thế nhưng, do là sinh viên quốc tế, Lê phải trả thêm học phí khoảng 8.000 bảng/năm cho trường đại học, do đó cộng với tiền lương từ công việc giảng dạy, cô chỉ còn khoảng 12.000 bảng/năm để sinh sống.

giang-vien-dai-hoc-o-anh-phai-song-trong-leu-vi-khong-co-tien-mua-nha
Không có khả năng kiếm thêm công việc khác để có tiền thuê nhà, giảng viên trẻ đã mượn lều của một người bạn để sống tạm

Lê chia sẻ, cô cảm thấy lao đao khi ký túc xá giá rẻ cô đang ở đóng cửa để cải tạo vào cuối năm học thứ 2. Không có thời gian và khả năng kiếm thêm công việc khác để có tiền thuê nhà, giảng viên trẻ đã mượn lều của một người bạn để sống tạm. Ban đầu, cô cảm thấy rất sợ hãi khi sống trong rừng, nhưng cô dần thích nghi với điều đó, Lê nhớ lại: "Đó là căn lều đơn, nhỏ và rất lạnh. Có những ngày thức dậy, tôi thấy lều bị tuyết phủ kín. Khi không làm việc, tôi học cách chặt củi hoặc nhóm lửa". 

2 năm sau đó, Lê vẫn sống bám vào hy vọng sẽ có cuộc sống ổn định sau khi tốt nghiệp tiến sĩ. Cô biết rằng mình có thể chỉ được ký hợp đồng làm việc thời hạn, nhưng điều này có thể đều đặn hơn và cô bớt lo về vấn đề nhà ở. Aimée Lê đã lấy bằng tiến sĩ vào năm 2018, sống với bố mẹ rồi vừa dạy kèm cho sinh viên, vừa làm việc tại vườn bách thảo để kiếm sống. Sau đó, cô ký hợp đồng 2 năm giảng dạy môn Viết sáng tạo tại Đại học Exeter. Cô cho hay: "Các sinh viên nghĩ giảng viên như tôi đều làm việc theo hợp đồng chính thức. Tôi nói với họ là không phải như vậy. Thế nhưng, tôi nghĩ việc tiết lộ mình đang sống vất vưởng là điều quá khó".

giang-vien-dai-hoc-o-anh-phai-song-trong-leu-vi-khong-co-tien-mua-nha
Aimée Lê nghĩ việc tiết lộ mình đang sống vất vưởng là điều quá khó

Thế nhưng, giờ đây, cô không biết mình đang bám trụ vào công việc này có đúng hay không, liệu mình đang lạc quan nhầm chỗ hay không. Cô biết rằng bản thân mình rất phù hợp với công việc giảng dạy, nhưng Lê lo rằng mình không thể duy trì công việc này nếu thu nhập tiếp tục bấp bênh. Cô nói: "Tôi không biết chuyện gì sẽ đến. Tôi trải qua nhiều cuộc phỏng vấn, trong đó có cả Cambridge gần đây. Tôi cảm thấy thực sự lo lắng".

Cuộc sống bấp bênh của nghề giáo

Đáng chú ý, trường Royal Holloway không hề biết rằng Lê đang gặp khó khăn về tài chính. Một phát ngôn viên của trường cho biết: "Chúng tôi có đội ngũ cố vấn tận tâm để hỗ trợ sinh viên, bao gồm cả nghiên cứu sinh, về sức khỏe và tài chính. Các dịch vụ bao gồm tư vấn miễn phí, trợ giúp khủng hoảng và cung cấp thông tin về nguồn tài trợ mà sinh viên có thể đủ điều kiện nhận".

Chia sẻ về vấn đề này, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng (UCU) cho biết tình trạng của nhiều học giả trẻ - những người khao khát có được chỗ đứng vững chắc trên nấc thang sự nghiệp đang ngày càng trở nên tồi tệ. Vừa qua, nhân viên ở 146 cơ sở giáo dục đại học đã bỏ phiếu về việc có nên đình công một lần nữa trước Giáng Sinh hay không. Nguyên do là vì họ bị trả lương thiếu công bằng, trong khi đó khối lượng công việc quá tải và chỉ nhận hợp đồng thời vụ.

giang-vien-dai-hoc-o-anh-phai-song-trong-leu-vi-khong-co-tien-mua-nha
Hoàn cảnh sống của nhiều học giả trẻ ở Anh đang ngày càng trở nên tồi tệ

Chủ tịch UCU Vicky Blake nhận định: "Nhiều người vẫn sốc khi biết rằng giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực bấp bênh nhất trong nền kinh tế Anh. Có ít nhất 75.000 nhân viên đang làm việc theo hợp đồng thời vụ. Họ là những người lao động bị bóc lột, trả lương thấp và thường bị đội ngũ quản lý cấp cao đẩy đến bờ vực".

Theo nghiên cứu của UCU, có tới 1/3 học giả được tuyển dụng theo hợp đồng có thời hạn, 41% giảng viên dạy theo hình thức trả lương theo giờ. Trong khi đó, phụ nữ và nhân viên là người da đen, người châu Á hay dân tộc thiểu số thường được tuyển dụng không chính thức.

Jasmine Warren, giảng viên Tâm lý học bán thời gian kiêm nghiên cứu sinh tại Đại học Liverpool nhận định: "Là nữ giới đang hoàn thành chương trình tiến sĩ và lao thẳng vào những hợp đồng làm việc bấp bênh, các bạn hãy tự đặt câu hỏi: Bao giờ thì tôi sẵn sàng lập gia đình? Đến khi nào tôi có thể mua nhà? Gần đây, tôi không thấy bất kỳ vị trí tuyển dụng giảng viên đại học nào có hợp đồng hơn 1 năm. Chúng tôi được kỳ vọng sẽ chấp nhận điều này như điều hiển nhiên".

giang-vien-dai-hoc-o-anh-phai-song-trong-leu-vi-khong-co-tien-mua-nha
Có 75.000 nhân viên đang làm việc trong ngành giáo dục đại học theo hợp đồng thời vụ

Tương tự như Lê, Sian Jones cũng trong tình cảnh bấp bênh tương tự. Cô là người khuyết tật, vừa học tiến sĩ vừa giảng dạy Lịch sử với mức lương 15 bảng/giờ tại trường đại học thuộc Russell Group. Vào năm thứ 3 khi đang học lên tiến sĩ, nguồn tài trợ bị đóng băng vì Jones phải nghỉ 1 tháng hậu phẫu thuật. Chưa kể, cô còn phải rời nhà vì bạo lực gia đình, khi trong túi không đủ tiền để thuê nhà.

Jones nhớ lại: "Đó là khoảng thời gian thực sự khó khăn. Tôi vừa tiếp tục giảng dạy, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh trong khi không có nơi nào để sống. Tôi bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) nghiêm trọng". giờ đây, cô đã có được bằng tiến sĩ, ngoài ra còn có công việc giảng dạy ở hai cơ sở giáo dục khác. Thế nhưng, cô vẫn cảm thấy vô cùng bấp bênh. Cô cho biết: "Hiện tôi là một trong những người may mắn vì có hợp đồng 3 năm. Rốt cuộc, tôi có thể thư giãn một chút. Nhưng cứ nghĩ đến 2,5 năm nữa lại lâm vào cảnh thất nghiệp là điều rất đáng sợ".

Trong khi đó, Hiệp hội Nhà tuyển dụng các trường Đại học và Cao đẳng (UCEA) lại có suy nghĩ khác. Giám đốc điều hành của hiệp hội, ông Raj Jethwa cho biết, hiện các hợp đồng học thuật có thời hạn đã giảm trong 5 năm qua, giờ đây phần lớn việc giảng dạy được thực hiện bởi nhân viên có hợp đồng không hạn chế.

Ông nhận định: "Mặc dù UCU liên tục từ chối cơ hội làm việc với các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực quan trọng này, các nhà tuyển dụng vẫn tiếp tục nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của ngành vào các hợp đồng có thời hạn. Thật đáng thất vọng khi UCU đang khuyến khích các thành viên của mình thực hiện hành động gây tổn hại cho ngành, dẫn đến sự gián đoạn trong việc giảng dạy và học tập cho sinh viên vốn đã phải chịu đựng rất nhiều biến động gần đây".

Xem thêm: Chuyên gia tài chính có 17 năm kinh nghiệm chỉ ra 4 sai lầm "chí mạng" khiến kế hoạch chi tiêu đổ bể

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khi mới bắt đầu nghề tay trái này trên nền tảng freelancer Fiverr, mẹ bỉm sữa Jessica Herring không thể ngờ rằng cô có thể làm giàu từ nó.

Mẹ bỉm sữa là game thủ hé lộ bí quyết khiến nghề tay trái thu tiền triệu: 'Tôi sẽ có thu nhập 6 con số vào lễ Tạ Ơn'
0 Bình luận

Từ tâm sự của vị CEO này, ta có thể hiểu rằng đôi khi người ta làm giàu không phải là vì ham tiền, mà là để bản thân có thể tự do làm điều mình thích.

Tâm sự vị CEO 30 tuổi bán công ty giá trăm tỷ, về quê mở nhà trọ: Giàu chẳng để làm gì, sống thoải mái mới là hạnh phúc
0 Bình luận

Khi sở hữu 2 tỷ trong tay - một số tiền không quá ít mà cũng không quá nhiều, không ít người băn khoăn nên chọn bất động sản hay chứng khoán.

Băn khoăn của nhà đầu tư F0: Với 2 tỷ đồng, nên đầu tư bất động sản hay chứng khoán?
0 Bình luận

Tin liên quan

Quá khứ đã qua, đừng bận tâm về nó nữa. Nếu nửa đời đầu bạn đã dùng để "học", vậy thì nửa đời còn lại hãy "quên" bớt vài điều để cuộc sống được an nhiên hơn.

Nửa đời còn lại hãy dùng để 'quên': Quên sầu, quên tranh, quên tính toán, quên hờn giận mới an vui
0 Bình luận

Sau 21 năm chung sống,một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông: - "Anh hãy mời một phụ nữ khác đi ăn tối, xem phim. Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thương anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh".

Em biết có một người đàn bà yêu anh cũng như em, cảm động câu chuyện ý nghĩa nhân văn
0 Bình luận

Có thể bạn chưa tin nhưng giới khoa học đã chứng minh, một người đàn ông nếu hôn vợ trước khi đi làm sẽ sống thọ hơn 5 năm, kiếm tiền nhiều hơn 20 - 30% và ít có nguy cơ bị tai nạn giao thông hơn.

Khoa học chứng minh: Đàn ông hôn vợ trước khi đi làm sống thọ hơn 5 năm, kiếm tiền hơn 30%, ít có nguy cơ tai nạn giao thông
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nữ giúp việc đổi đời nhờ tính trung thực: Ông trời không phụ lòng người!

Sau khi trả lại nhẫn kim cương cho chủ nhà, cuộc đời của nữ giúp việc Lý Ngọc Quyên đã bước sang một trang mới, vừa có sự nghiệp, vừa có người chị thân thiết đồng hành, hỗ trợ.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người đàn ông tình nguyện chăm sóc bạn gái mất trí nhớ suốt 10 năm

Gần 10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến bạn gái bị tổn thương não, trí tuệ như trẻ lên 5, Shen Lan vẫn ở lại chăm sóc cô, dù nghèo khó và gia đình hai bên phản đối.

Hải An
Hải An 29/06
Người đàn ông khuyết tay chân lập nên “kỳ tích” khi tự lái thuyền vượt biển Thái Bình Dương

Craig Wood (33 tuổi) - người đàn ông khuyết tật mất cả hai chân và tay trái vừa hoàn thành "kỳ tích" khi tự lái thuyền 7.500 hải lý trong 80 ngày, đi xuyên Thái Bình Dương.

Thanh Tú
Thanh Tú 28/06
Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 các thí sinh viết về 'vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc', giữa bối cảnh đất nước nhiều thay đổi lớn lao. Đây là năm đầu tiên đề thi Văn tốt nghiệp THPT dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

Hải An
Hải An 26/06
Cô bé 12 tuổi chế tạo chiếc khăn chạy bằng năng lượng mặt trời mang 'hơi ấm' đến với những người vô gia cư

Chứng kiến những người vô gia cư co ro trên vỉa hè trong cái lạnh thấu xương, cô bé Rebecca Young (12 tuổi) đến từ Học viện Kelvinside ở Glasgow đã thiết kế một chiếc chăn năng lượng mặt trời.

Hải An
Hải An 25/06
Về Việt Nam tìm cội nguồn, chàng trai vỡ òa khi gặp lại bố ruột sau 15 năm

Sau 15 năm xa cách, anh Nguyễn Thế Minh (35 tuổi) vô cùng xúc động khi gặp lại bố ruột ở vùng đất xa lạ cách Việt Nam khoảng 6 giờ bay. “Vẫn là dáng vẻ của bố như trong trí nhớ. Chỉ khác là, dù lâu rồi mới gặp lại nhưng mình không thể chạy đến ôm, thể hiện tình cảm với bố như lúc bé. Vì mình tôn trọng con đường tu hành mà bố đã chọn”, anh nói.

Hải An
Hải An 24/06
Cụ ông 75 tuổi hơn 30 năm miệt mài chạy xe máy, vượt hàng ngàn cây số để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi

Những ngày qua, câu chuyện cụ ông 75 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) treo thưởng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Hải An
Hải An 19/06
Chú voi Đắk Lắk từ chối về rừng, ở lại trả ơn ân nhân cứu mạng

Hơn 9 năm qua, chú voi tên Gold là “con cưng” của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Câu chuyện về chú voi đặc biệt này luôn khiến người kể lẫn người nghe đều xúc động mỗi khi nhắc đến.

Hải An
Hải An 17/06
Chàng trai “thổi hồn dân tộc” vào những chiếc nón lá mộc mạc thân quen

Vì yêu thích văn hóa dân tộc, chàng trai trẻ Tiêu Tường Huy đã chọn rẽ hướng khỏi chuyên ngành kỹ thuật, theo đuổi con đường sáng tạo, bắt đầu hành trình “thổi hồn dân tộc” qua những chiếc nón lá thân quen.

Chân dung người đàn ông 'may mắn' nhất thế giới: Trúng số triệu đô sau 7 lần bị tử thần gõ cửa

Frane Selak, một thầy giáo dạy nhạc người Croatia, được mệnh danh là người đàn ông vừa may mắn nhất vừa kém may mắn nhất thế giới. Sau 7 lần lách qua lưỡi hái của tử thần, vận may cuối cùng cũng mỉm cười khi ông trúng giải độc đắc hơn 1 triệu USD vào năm 2003.

Cậu bé dầm mưa giữ cần cẩu cho bố mẹ biểu diễn mưu sinh khiến triệu người xúc động

Đoạn video quay lại một cậu bé 6 tuổi đứng trên ghế dầm mưa, tập trung điều khiển cần cẩu để nâng bố mẹ lên cao, biểu diễn nhào lộn mưu sinh đã khiến hàng triệu người xúc động.

Hải An
Hải An 13/06
Cụ ông giấu tên hào phóng quyên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Mới đây tại Nhật Bản, một cụ ông 70 tuổi (yêu cầu được giấu tên) đã quyên tặng 20 thỏi vàng cho chính quyền thành phố Sakurai để cải thiện nơi sơ tán khi xảy ra thiên tai.

Hải An
Hải An 12/06
Phim hoạt hình của sinh viên Việt Nam tranh giải tại “Cannes của hoạt hình” ở Pháp

Phim hoạt hình “Sự tích Trần Thanh Dương” của Lê Đỗ Hải Châu (25 tuổi) tranh giải Phim tốt nghiệp hay nhất tại Liên hoan phim hoạt hình Annecy, được ví như "Liên hoan phim Cannes của hoạt hình".

Thanh Tú
Thanh Tú 11/06
Tác giả đề thi Ngữ Văn 2025 của Thượng Hải: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề”

Sau khi đề thi Ngữ Văn 2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc nhận về nhiều sự quan tâm, ông Hồ Hiểu Minh - Giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông đã nói: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề, nhưng thực ra, nếu bình tĩnh suy nghĩ kỹ thì vẫn có khá nhiều điều có thể viết được”.

Hải An
Hải An 09/06
Đề thi Ngữ Văn 2025 tại Trung Quốc gây ấn tượng với sự giao thoa giữa văn học cổ điển và tư duy phản biện hiện đại

Đề thi Ngữ văn tại Trung Quốc năm 2025 tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ bởi cấu trúc đa dạng mà còn vì những câu hỏi mang tính thời sự, khơi gợi tư duy phản biện sâu sắc.

Hải An
Hải An 09/06
Nhiều trường bỏ tổ hợp khối C trong xét tuyển Đại học khiến học sinh rối bời

Ở mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học đồng loạt điều chỉnh phương án, giảm mạnh hoặc loại bỏ tổ hợp khối C00 vốn là lựa chọn hàng đầu của thí sinh khối xã hội. Thay đổi đến ở phút chót này khiến nhiều học sinh rối bời.

Hải An
Hải An 05/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất