Cụ bà 80 tuổi vẫn miệt mài may chăn, quần áo tặng người nghèo
Thấy những người thợ may mang vải vụn, vải thừa đi vứt, bà Vàng thấy lãng phí vô cùng. Trầm tư suy nghĩ, cụ bà 80 tuổi nảy ra ý định mang những miếng vải vụn may thành chiếc chăn, quần áo gửi tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Bên trong căn chòi lá nằm giữa huyện Bình Chánh, TP. HCM có một cụ bà 80 tuổi hàng ngày vẫn miệt mài với công việc may chăn ấm, quần áo để gửi tặng người nghèo, người lang thang trên đường mỗi đêm và giao cho các hội từ thiện. Đó là việc làm thiện nguyện của cụ bà Trần Thị Vàng (hay còn gọi là cụ Tư, 80 tuổi).
Ngồi bên trong căn chòi lá, bà Tư vẫn miệt mài công việc may chăn, quần áo, dường như chẳng màng tới chuyện bên ngoài. Ngồi trên bàn làm việc, đôi tay của bà vẫn uyển chuyển một cách điệu nghệ, chân phải đều đều đạp bàn máy may một cách nhịp nhàng.
“Tôi may như vậy đã 7 năm rồi. Trước đây, tôi chỉ ráp nối các mảnh vải vụn lại thành chăn để tặng cho người cần. Sau này, sợ tôi vất vả, con gái mua vải mới cho tôi vay”, bà Tư vui vẻ nói.

Thuở nhỏ, bà Tư sinh ra trong một gia đình rất nghèo. Lớn lên, bà được cha mẹ cho đi học nghề may để sau này “có cái nghề lận lưng". Về sau, khi các con yên bề gia thất, bà vẫn nhớ đến nghề cũ.
Vào một ngày của 7 năm trước, bà Tư tình cờ nhìn thấy cánh thợ may vứt bỏ nhiều vải vụn, bà tiếc lắm. Sau đó, bà trầm tư suy nghĩ, rồi nảy ra ý định tận dụng số vải này may thành chăn tặng người nghèo.
Không giống như những thợ may khác, để may hoàn thiện một chiếc chăn hoàn chỉnh, bà Tư lại phải ngồi phân loại vải, màu sắc,… rồi ráp, nối từng mảnh vải lại với nhau thành những tấm chăn lớn. May xong, bà gấp, xếp gọn gàng, cho vào bao rồi buộc lại để vào một chỗ để chờ dịp gửi cho các đoàn từ thiện.
Kể về lần đầu tiên mang chăn đi gửi tặng, bà Tư nói: “Lần đầu tiên, tôi gửi tặng chăn là khi ra thăm ngôi chùa ở tỉnh Đồng Nai. Chùa nuôi rất nhiều trẻ lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn. Tôi ngỏ lời với sư trụ trì là muốn tặng chùa 50 cái chăn tự may. Nghe vậy, sư trụ trì vui lắm. Sư thầy rất hoan nghênh”
Lúc đó, thấy việc làm của mình được đón nhận, bà Tư vui mừng khôn xiết. Kể từ lần đó, bà lại tiếp tục nhận vải vụn về tỉ mỉ phân loại rồi miệt mài may. Thấy mẹ vất vả khi vừa phải ráp, nối cho đến khi ngồi may, cô con gái thứ 6 tình nguyện bỏ tiền ra mua vải cho bà Tư may. Không chỉ có vậy, cô con gái thứ 6 còn thường xuyên giúp bà căng, đo, cắt vải và chị còn mua một chiếc máy may, những lúc rảnh rỗi ngồi may cùng mẹ.
“Sợ tôi vất vả nên con đi mua vải mới về cho tôi may. Mỗi lần như thế, con mua cả cây vải dài 50m. May chăn bằng vải mới nhanh, đẹp và được nhiều hơn may bằng vải vụn. Mỗi ngày, tôi có thể may được trên chục cái chăn từ những cây vải mới như thế này”, bà Tư chia sẻ.
Năm ngoái, bà Tư đã may và trao tặng cho các hội, nhóm từ thiện trên 1.000 chiếc chăn từ nhiều loại vải do con gái mua về. Còn với những nghèo, bà phải nhờ người cháu nội trực tiếp đem đi tặng bởi tuổi tác của bà đã cao.
“Tôi bảo cháu nội là chiều tối, sau khi đi làm về thì lấy xe, chở chăn đi tặng người nghèo. Hễ thấy ai ngồi ngoài đường hay đi lang thang, cháu lấy chăn tặng người ta. Chiều nào đi làm về cháu cũng chở chăn đi tặng”, bà Tư cho biết.
Dịp tết vừa qua, khi trời mới hửng nắng, cháu nội của bà Tư lại bắt đầu với công việc đem chăn đi tặng người nghèo. Lần này khác so với những lần trước, ngoài việc chở 50 chiếc chăn, cháu nội của bà Tư còn rủ thêm bạn rồi mua 50 chiếc bánh bao. Mục đích là khi đi trên đường, thấy người nghèo, lang thang thì tặng 1 chiếc chăn kèm theo 1 cái bánh bao.
Ngoài việc may chăn, bà Tư còn rất thích may quần áo cho trẻ em bởi bà biết, nhiều cháu bé ở vùng sâu vùng xa còn chưa đầy đủ quần áo. Bà nói: ““Các miếng vải vụn, vải lỗi quá mỏng không phù hợp cho việc may chăn, tôi đem may thành quần áo trẻ em. May cái này lâu hơn, tôi phải nhờ con dâu cắt vải. Con gái thứ 9 thấy thế cũng đòi đem về nhà vắt sổ để tôi may cho nhanh. Nhưng tôi nghĩ đem về nhà, con bận công việc, làm lâu nên tôi cứ để đây, tự tay làm.
Đợt vừa rồi, khi có đoàn từ thiện đến xã Hòa Tân (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) tặng quà cho các gia đình khó khăn, ngoài gửi chăn, tôi còn gửi thêm quần áo cho các cháu nhỏ”.
Cứ như vậy, đều đặn mỗi ngày bà Tư đều đi ra căn chòi để tiếp tục công việc. 7 năm thấm thoát trôi qua, tuy đã ở độ tuổi xế chiều, nhưng dường mắt bà vẫn nhìn tốt, vẫn rất yêu đời, yêu công việc may chăn, quần áo. Bà Tư cũng mong muốn có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc, tiếp tục gửi tặng những chiếc chăn, bộ quần áo trẻ em nhiều hơn nữa cho người nghèo, khó khăn. Bởi người ta đắp chăn, lòng bà cũng ấm.
Xem thêm: Người đàn ông dành 30 năm cuộc đời cho hành trình "xóa mù chữ" ở vùng đầm phá
Đọc thêm
Là ca sĩ Việt nổi tiếng nhờ thực lực, Hà Anh Tuấn luôn được khán giả yêu mến không chỉ bời tài năng mà còn bởi nhân cách tốt, luôn hướng tới giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong nước.
Nhìn thấy đám trẻ trong vùng lớn lên không được đến trường, người đàn ông này quyết định mở lớp học miễn phí. Với ước mơ xóa mù chữ cho trẻ em trong vùng.
Thương con trai nhỏ tuổi suy thận mạn hơn 1 năm nay, người cha đã quyết định hiến 1 quả thận để cứu sống con, giúp con tiếp tục ước mơ trở lại trường học.
Tin liên quan
Chỉ ít phút trước, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân đã đăng tải lên trang Facebook cá nhân thông báo về việc bắt đầu hải trình Trường Sa 2021 cùng Đoàn Thành Uỷ Hà Nộ
Mỗi người đều thích một màu sắc khác nhau, mà mỗi màu sắc lại biểu hiện một khía cạnh hấp dẫn nào đó trong tính cách của bạn.
Phát hiện anh H. không còn tình cảm với mình nữa, Tùng như phát điên. Trong cơn ghen tuông, Tùng tạt hóa chất (nghi là axit) thẳng mặt vợ anh H. khiến nạn nhân bị bỏng nặng.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.