Cô giáo mầm non tay khuyết vượt khó, mở lớp dạy học miễn phí ở quê nhà Nghệ An

Dù mất đi bàn tay phải sau tai nạn, Lê Thị Sen vẫn nỗ lực vượt khó tập viết, rồi thi vào Sư phạm để theo đuổi ước mơ làm cô giáo mầm non.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 16/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà con ở xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An không ai là không biết tới cô giáo mầm non Lê Thị Sen (SN 1994) vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Cô sinh ra với cơ thể khỏe mạnh, nhưng một tai nạn bất ngờ đã khiến cô bị thương nặng, gắn liền với một bàn tay khuyết.

Sen cho biết, cô sinh ra trong gia đình có 4 chị em là dân tộc Thái, mẹ một tay gồng gánh nuôi cả nhà vì bố ốm nặng. Thương mẹ, hết năm lớp 9, cô xin mẹ đi làm thêm. Sen theo bạn bè ra Hà Nội, xin làm việc tại một công ty tư nhân chuyên sản xuất đồ nhựa tái chế.

Cô giáo mầm non nhớ lại: "Trong lòng tôi khi ấy đang nghĩ đến viễn cảnh sắp được về quê, khoe thành quả với mẹ: Năm học tới, mẹ sẽ không phải lo tiền mua sách vở cho con. Con sẽ tự sắm cho mình xe đạp mới - chiếc xe màu bạc mà con hằng mơ ước, để chở em đến trường...". Nào ngờ, ngay trong ngày cuối đi làm, cô gặp một tai nạn nghiệt ngã. Bàn tay phải của Sen bị kẹt trong máy, nghiền nát hết 4 ngón.

co-giao-mam-non-tay-khuyet-mo-lop-day-hoc-mien-phi-o-nghe-an
Để có thể theo đuổi nghề giáo, Sen tập viết và luyện chữ đẹp bằng tay trái

Dù được đưa đến bệnh viện điều trị, nhưng bàn tay ấy không còn lành lặn nữa. Sen tâm sự: "Nhìn từng ngón tay hoại tử bị cắt bỏ, lòng tôi đau như cắt. Tôi sợ mình sẽ không thể đến trường, không thể cầm bút như các bạn. Nghĩ đến nỗi vất vả của bố mẹ, tôi không cho phép mình gục ngã. Thế là tôi bắt đầu chuỗi ngày luyện viết bằng tay trái ngay trong những ngày còn đang nằm viện, để tiếp tục con đường học vấn đang dang dở".

9x dân tộc Thái nỗ lực học hành, nwhng phải đối mặt với những lời xì xào, bàn tán không hay về bàn tay khuyết. Cô từng tự ti với bản thân, đeo găng tay suốt 4 năm liền để che đi khuyết điểm. Sen nhớ lại, bản thân đã buồn rầu, việc học còn sa sút, đường đến trường hơn 10km khiến cô chỉ muốn thời gian qua mau.

Ngày tốt nghiệp trung học phổ thông cũng đã đến, gia cảnh ngày càng nghèo đi. Biết rằng ước mơ học đại học vô cùng xa xỉ, Sen lại lên đường ra Bắc tìm việc. Cô làm đủ thứ nghề để kiếm tiền, từ bán hàng, trông em bé đến bưng bê quán ăn...

co-giao-mam-non-tay-khuyet-mo-lop-day-hoc-mien-phi-o-nghe-an
Cô Sen cùng học sinh tại trường mầm non ở Nghệ An

Lê Thị Sen nhớ lại: "Trong một lần bán hàng ở chùa Hương Tích, có người đã nói sau lưng tôi rằng: 'Một tay thì làm được gì cho đời'... Câu nói đầy định kiến ấy đã khiến tôi ám ảnh đến tận bây giờ, nhưng cũng chính điều đó đã thôi thúc tôi nhận ra, mình muốn làm nghề gì. Tôi chợt nghĩ, mình phải bỏ qua những lời lẽ không hay ấy để tự tạo nên tương lai cho bản thân và góp phần mang đến những điều tích cực cho đời.

Ở chùa Hương Tích, hình ảnh những em bé theo mẹ bán hàng rong, hay phải đi xin từng bữa cơm qua ngày cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí... Tôi tự nhủ, mình còn may mắn hơn nhiều người. Nhìn những đứa trẻ mà đáng ra chúng phải được ngồi trên ghế nhà trường, tôi thương lắm. Tôi biết mình muốn làm một giáo viên mầm non để yêu thương, chăm sóc các bạn nhỏ".

Có động lực, 9x Nghệ An lao vào học ngày học đêm. Cuối cùng, cô cũng thi đỗ trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, bước đầu hiện thực hóa ước mơ. Sen nói: "Ngày nhận giấy báo trúng tuyển, tôi như vỡ òa. Tôi mừng vì mình có thể theo đuổi ước mơ... Những năm tháng ấy đã rèn cho tôi tính tự lập, tuy vất vả. Tôi làm thêm để tự trang trải cuộc sống".

co-giao-mam-non-tay-khuyet-mo-lop-day-hoc-mien-phi-o-nghe-an
Không chỉ giỏi chuyên môn, cô Sen còn được học sinh yêu quý vì luôn hết lòng giúp đỡ các em

Cũng từ đó, cô có thêm sở đam mê mới, đó là luyện viết chữ đẹp. Mê mẩn những nét chữ đều tăm tắp của bạn cùng phòng được đi luyện chữ ở trung tâm, lại không có tiền để đi học ở bên ngoài, cô mượn vở của bạn để nhìn từng nét chữ và viết theo. Sau nhiều ngày tháng nỗ lực, nét bút của cô giáo trẻ ngày càng điêu luyện, bay bướm.

Dù vậy, thử thách vẫn không ngừng bủa vây cô giáo trẻ. Ban đầu, cô gửi hồ sơ tới nhiều trường, cơ sở mầm non mà không được hồi âm. Có trường ở Hà Nội gọi đến phỏng vấn, nhưng vừa gặp, họ đã từ chối, chỉ vì cô có bàn tay khiếm khuyết.

Sen cảm thấy tuyệt vọng, nhưng quyết không bỏ cuộc. Cô nộp hồ sơ vào một trường khác và mạnh dạn chia sẻ về điểm mạnh cũng như thẳng thắn đề cập đến khiếm khuyết của mình. Lần này, cô được nhận, và thế là ước mơ làm giáo viên đã thành hiện thực.

Gắn bó với Hà Nội một thời gian, cô giáo trẻ quyết định quay về quê hương. Ở đây, cô được phân công dạy các bé 5 tuổi luyện viết, làm quen với con chữ. Để trau dồi kinh nghiệm, Sen lại lặn lội đi học lớp luyện chữ, mỗi ngày đi 15km.

co-giao-mam-non-tay-khuyet-mo-lop-day-hoc-mien-phi-o-nghe-an
Để trau dồi kinh nghiệm, Sen lại lặn lội đi học lớp luyện chữ, mỗi ngày đi 15km

Đến khi dịch COVID-19 bùng phát, Sen đành phải tạm nghỉ dạy. Nhìn nhiều em nhỏ đang chuẩn bị vào lớp 1 lại không thể đến trường, 9x không khỏi xót xa.Sen tâm sự: "Dịch bệnh đã khiến các con phải nghỉ ở nhà. Nhất là khi, ở nơi tôi sinh sống, phần nhiều là học sinh dân tộc thiểu số, có trẻ thậm chí còn chưa sõi tiếng phổ thông, chứ đừng nói đến chuyện biết cầm bút viết... thế nên, tôi nảy ra ý định, mở một lớp 'tiền lớp 1', hỗ trợ các con những kỹ năng cơ bản nhất".

NGay sau khi dịch dần được kiểm soát, cô giáo mầm non bắt tay vào mở lớp. Học sinh đa phần là người dân tộc thiểu số, không phải bé nào cũng hứng thú học. Nhất là khi chuyển sang phần tập viết, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, không ít trẻ bắt đầu nản chí, xao nhãng dần rồi đi học “buổi đực buổi cái".

co-giao-mam-non-tay-khuyet-mo-lop-day-hoc-mien-phi-o-nghe-an
Lớp học “tiền lớp 1” tại nhà của cô giáo người Thái

Không bỏ cuộc, Sen tìm gặp thầy cũ để xin lời khuyên và kinh nghiệm. Vỡ ra nhiều thứ, cô giáo trẻ lại quyết tâm mở lại lớp học. Cô vận động học sinh tới lớp trở lại, kết hợp cách dạy vừa học vừa chơi. Cô hiểu rằng, với học sinh lứa tuổi này, nếu mình tập trung dạy liên tục thì sẽ gây áp lực khiến các con cảm thấy nhàm chán.

Sen tâm sự: "Người ta vẫn thường ví nghề giáo viên mầm non của tôi giống như 'làm dâu trăm họ', khó khăn rất nhiều. Đặc biệt, khi đôi tay của tôi còn mang khiếm khuyết, cũng có những phụ huynh, hay thậm chí cả đồng nghiệp cũng e ngại, không muốn trao cho tôi đứng lớp.

Thế nhưng, cho dù được chọn lại, tôi vẫn lựa chọn nghề này. Được chăm sóc cho các con, tôi như thấy mình được trẻ lại, vậy nên, tôi vẫn đang ngày ngày dùng nỗ lực của mình để chứng minh, bản thân dù có bàn tay phải không toàn vẹn, tôi vẫn có thể viết và uốn nắn từng nét chữ cho các mầm xanh".

Theo Ngân Chi/Giáo dục Việt Nam

Xem thêm: Tình người ấm áp trong lớp học xóa mù chữ nơi biến giới Quảng Ninh

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dù từng bị gia đình ngăn cấm, bà giáo Phạm Thị Hồng vẫn quyết tâm dành biết bao tâm huyết để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật.

Tấm lòng vàng của bà giáo U70 dành nửa đời người để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật
0 Bình luận

Tưởng đời kết thúc, nhưng niềm đam mê hội họa giúp anh nông dân khuyết tật vực dậy tinh thần, vẽ tranh bằng gạo kiếm sống.

Ngỡ đời kết thúc sau tai nạn, anh nông dân khuyết tật lại vực dậy nhờ đam mê hội họa, vẽ tranh gạo kiếm sống
0 Bình luận

Là người khuyết tật nhưng Trang không chấp nhận sống dựa vào người khác. Cô cho rằng, khi số phận không may mắn thì mình phải cố gắng hơn mọi người nhiều lần.

Nghị lực vượt lên nghịch cảnh của cô gái khuyết tật tốt nghiệp cử nhân Dược
0 Bình luận

Tin liên quan

Dịp Tết Quý Mão 2023 đang đến gần, dưới đây là những điều mà gia chủ nên lưu ý những ngày này để vạn sự như ý, gặp nhiều may mắ.

Phong thủy Tết Quý Mão 2023 từ A - Z: Bàn thờ, lễ cúng, văn khấn
0 Bình luận

Trong văn hóa Trung Quốc, quân tử là mẫu đàn ông cao thượng, hội tụ đủ "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".

Bạn là quân tử hay tiểu nhân? -  Đáp án nằm gọn trong bài viết này
0 Bình luận

Tết Dương lịch 2022 (ngày 1/1/2023) là dịp lễ quan trọng của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Tại Việt Nam, Tết Dương lịch 1 dịp nghỉ lễ.

Tết Dương lịch 2023 rơi vào thứ mấy?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nữ giúp việc đổi đời nhờ tính trung thực: Ông trời không phụ lòng người!

Sau khi trả lại nhẫn kim cương cho chủ nhà, cuộc đời của nữ giúp việc Lý Ngọc Quyên đã bước sang một trang mới, vừa có sự nghiệp, vừa có người chị thân thiết đồng hành, hỗ trợ.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người đàn ông tình nguyện chăm sóc bạn gái mất trí nhớ suốt 10 năm

Gần 10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến bạn gái bị tổn thương não, trí tuệ như trẻ lên 5, Shen Lan vẫn ở lại chăm sóc cô, dù nghèo khó và gia đình hai bên phản đối.

Hải An
Hải An 29/06
Người đàn ông khuyết tay chân lập nên “kỳ tích” khi tự lái thuyền vượt biển Thái Bình Dương

Craig Wood (33 tuổi) - người đàn ông khuyết tật mất cả hai chân và tay trái vừa hoàn thành "kỳ tích" khi tự lái thuyền 7.500 hải lý trong 80 ngày, đi xuyên Thái Bình Dương.

Thanh Tú
Thanh Tú 28/06
Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 các thí sinh viết về 'vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc', giữa bối cảnh đất nước nhiều thay đổi lớn lao. Đây là năm đầu tiên đề thi Văn tốt nghiệp THPT dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

Hải An
Hải An 26/06
Cô bé 12 tuổi chế tạo chiếc khăn chạy bằng năng lượng mặt trời mang 'hơi ấm' đến với những người vô gia cư

Chứng kiến những người vô gia cư co ro trên vỉa hè trong cái lạnh thấu xương, cô bé Rebecca Young (12 tuổi) đến từ Học viện Kelvinside ở Glasgow đã thiết kế một chiếc chăn năng lượng mặt trời.

Hải An
Hải An 25/06
Về Việt Nam tìm cội nguồn, chàng trai vỡ òa khi gặp lại bố ruột sau 15 năm

Sau 15 năm xa cách, anh Nguyễn Thế Minh (35 tuổi) vô cùng xúc động khi gặp lại bố ruột ở vùng đất xa lạ cách Việt Nam khoảng 6 giờ bay. “Vẫn là dáng vẻ của bố như trong trí nhớ. Chỉ khác là, dù lâu rồi mới gặp lại nhưng mình không thể chạy đến ôm, thể hiện tình cảm với bố như lúc bé. Vì mình tôn trọng con đường tu hành mà bố đã chọn”, anh nói.

Hải An
Hải An 24/06
Cụ ông 75 tuổi hơn 30 năm miệt mài chạy xe máy, vượt hàng ngàn cây số để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi

Những ngày qua, câu chuyện cụ ông 75 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) treo thưởng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Hải An
Hải An 19/06
Chú voi Đắk Lắk từ chối về rừng, ở lại trả ơn ân nhân cứu mạng

Hơn 9 năm qua, chú voi tên Gold là “con cưng” của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Câu chuyện về chú voi đặc biệt này luôn khiến người kể lẫn người nghe đều xúc động mỗi khi nhắc đến.

Hải An
Hải An 17/06
Chàng trai “thổi hồn dân tộc” vào những chiếc nón lá mộc mạc thân quen

Vì yêu thích văn hóa dân tộc, chàng trai trẻ Tiêu Tường Huy đã chọn rẽ hướng khỏi chuyên ngành kỹ thuật, theo đuổi con đường sáng tạo, bắt đầu hành trình “thổi hồn dân tộc” qua những chiếc nón lá thân quen.

Chân dung người đàn ông 'may mắn' nhất thế giới: Trúng số triệu đô sau 7 lần bị tử thần gõ cửa

Frane Selak, một thầy giáo dạy nhạc người Croatia, được mệnh danh là người đàn ông vừa may mắn nhất vừa kém may mắn nhất thế giới. Sau 7 lần lách qua lưỡi hái của tử thần, vận may cuối cùng cũng mỉm cười khi ông trúng giải độc đắc hơn 1 triệu USD vào năm 2003.

Cậu bé dầm mưa giữ cần cẩu cho bố mẹ biểu diễn mưu sinh khiến triệu người xúc động

Đoạn video quay lại một cậu bé 6 tuổi đứng trên ghế dầm mưa, tập trung điều khiển cần cẩu để nâng bố mẹ lên cao, biểu diễn nhào lộn mưu sinh đã khiến hàng triệu người xúc động.

Hải An
Hải An 13/06
Cụ ông giấu tên hào phóng quyên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Mới đây tại Nhật Bản, một cụ ông 70 tuổi (yêu cầu được giấu tên) đã quyên tặng 20 thỏi vàng cho chính quyền thành phố Sakurai để cải thiện nơi sơ tán khi xảy ra thiên tai.

Hải An
Hải An 12/06
Phim hoạt hình của sinh viên Việt Nam tranh giải tại “Cannes của hoạt hình” ở Pháp

Phim hoạt hình “Sự tích Trần Thanh Dương” của Lê Đỗ Hải Châu (25 tuổi) tranh giải Phim tốt nghiệp hay nhất tại Liên hoan phim hoạt hình Annecy, được ví như "Liên hoan phim Cannes của hoạt hình".

Thanh Tú
Thanh Tú 11/06
Tác giả đề thi Ngữ Văn 2025 của Thượng Hải: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề”

Sau khi đề thi Ngữ Văn 2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc nhận về nhiều sự quan tâm, ông Hồ Hiểu Minh - Giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông đã nói: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề, nhưng thực ra, nếu bình tĩnh suy nghĩ kỹ thì vẫn có khá nhiều điều có thể viết được”.

Hải An
Hải An 09/06
Đề thi Ngữ Văn 2025 tại Trung Quốc gây ấn tượng với sự giao thoa giữa văn học cổ điển và tư duy phản biện hiện đại

Đề thi Ngữ văn tại Trung Quốc năm 2025 tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ bởi cấu trúc đa dạng mà còn vì những câu hỏi mang tính thời sự, khơi gợi tư duy phản biện sâu sắc.

Hải An
Hải An 09/06
Nhiều trường bỏ tổ hợp khối C trong xét tuyển Đại học khiến học sinh rối bời

Ở mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học đồng loạt điều chỉnh phương án, giảm mạnh hoặc loại bỏ tổ hợp khối C00 vốn là lựa chọn hàng đầu của thí sinh khối xã hội. Thay đổi đến ở phút chót này khiến nhiều học sinh rối bời.

Hải An
Hải An 05/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất