Tình người ấm áp trong lớp học xóa mù chữ nơi biến giới Quảng Ninh
Nắm bắt được tình hình, từ đầu năm 2022, huyện Bình Liêu đã mở 7 lớp học xóa mù chữ, với gần 130 học sinh đủ lứa tuổi tham gia học.

Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở biên giới tỉnh Quảng Ninh, là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bà con nơi đây trình độ dân trí thấp, kinh tế còn khó khăn. Đó là chưa kể, đây cũng là huyện có tỉ lệ người dân mù chữ cao nhất tỉnh.
Chính quyền huyện Bình Liêu đã mở 7 lớp học xóa mù chữ tại các thôn bản, có hơn trăm học viên tham gia học. Một trong những lớp học xa nhất là ở thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn của huyện Bình Liêu. Tại đây, đều đặn từ 19h30 - 21h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, các "học sinh' lại lũ lượt kéo đến lớp.

Người cao tuổi nhất cũng đã ngoài 60, người trẻ nhất cũng 36 tuổi. Có người đã lên chức ông, chức bà, cũng có người mang cả con đi học cùng. Chị Tằng Xám Múi (50 tuổi, người dân tộc Dao) cho biết, xưa nhà nghèo, lại đông anh chị em nên chị không được đi học. Bao năm qua sống trong cảnh mù chữ, cuộc đời chị tựa như bóng đêm. Chị đã ấp ước mơ đi học từlâu, nhưng vì cơm áo gạo tiền mà cứ thế trôi đi.
Thế nhưng, sau khi lớp học ra đời, lại thêm cán bộ xã và giáo viên vận động, chị quyết định đi học. Chị Mùi tâm sự: "Giờ, trong thôn hầu như ai cũng biết chữ, biết đọc rồi biết viết. Nếu mình không biết thì lạc hậu lắm. Sau khi theo học ở đây, tôi đã có thể ghép vần đọc được một số từ đơn giản. Tôi đang mong sau hết khóa học này, tôi sẽ đọc và viết được tiếng Việt thành thục. Biết chữ sẽ không sợ nghèo, sợ dốt nữa".

Dạy học ở vùng cao đã khó, dạy cho người lớn tuổi càng khó hơn. Những giáo viên ở đây đều là người trẻ, ưu tiên người địa phương, có lòng yêu nghề, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Các lớp học thường kéo dài 6 tháng, nhưng trước đó giáo viên phải phối hợp với chính quyền địa phương để vận động.
Chưa kể, để hai bên thấu hiểu và tin tưởng nhau hơn, giáo viên phải thực hiện "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với họ. Cô giáo Trương Thị Nga đang dạy lớp học xóa mù chữ mức độ 2 (lớp 3-5). Cô giáo kể: "Từ khi lấy chồng ở vùng đất này cho đến nay, tôi đã dạy được 4 lớp xóa mù chữ như thế này. Các khóa trước đây thì dạy gần nhà, còn bây giờ điểm dạy khá xa nên mỗi tối đi dạy đều phải nhờ chồng đưa đi.

Khi mới nhận nhiệm vụ đứng lớp, tôi cũng rất lo, vì không biết với độ tuổi cao như vậy, học viên có tiếp thu được không. Khó nhất là học viên người dân tộc thiểu số, sử dụng nhiều ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau, nên việc dạy chữ khó hơn. Ban đầu học thì cũng khó lắm, tay ai cũng cứng đơ tưởng không viết được. Sau vài ngày học làm quen còn bỡ ngỡ, bây giờ ai cũng tự tin, mạnh dạn, xung phong lên bảng.
Để duy trì được việc học đều, nhất là vào mùa hoa hồi, các giáo viên cũng tốn nhiều công sức. Có những hôm, giáo viên tới lớp chờ mãi không thấy học viên đâu lại phải cùng trưởng thôn vào bản, gọi từng người đi học. Dù vậy, cứ nghĩ đến chuyện giúp đỡ được bà con, chỉ họ cách viết, cách đọc thành thạo, các giáo viên lại càng quyết tâm.

Anh Tằng Vằn Dào - Phó Chủ tịch xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Văn có 2 lớp xóa mù chữ, mỗi lớp khoảng 20 học viên, chủ yếu là đồng bào dân tộc. Họ sống rải rác, đường sá đi lại khó khăn, xa lớp học. Công việc của bà con nơi đây chủ yếu của là đi rừng nên khá nặng nhọc, thường xuyên về muộn.
Hơn nữa, họ đều là trụ cột, lao động chính trong gia đình nên khi về nhà lại phải lo việc nhà. Bởi thế, công tác vận động họ tới lớp để học vào các tối cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền nói về lợi ích của việc biết chữ, biết viết thì bà con cũng rất hăng hái và ủng hộ".
Theo Sức khỏe Đời sống
Xem thêm: Đức Nhân và hành trình thiện nguyện từ Việt Nam đến châu Phi: Đã dám mơ ước thì nhất định phải làm!
Đọc thêm
Nhiều năm qua, nữ cựu binh, lương y Cao Thị Thanh Mai (Ninh Thuận) không ngại tuổi cao sức yếu, vẫn hết lòng khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo.
Nghe tin có người cần máu hiếm mình có, mẹ bỉm sữa Nguyễn Thị Thu Thảo (Bình Định) lập tức bắt xe đi trong đêm để kịp đến viện hiến máu.
Không ít nghệ sĩ, khán giả yêu mến đã bày tỏ sự trân quý trước hành động quá nhân văn NSƯT Thành Lộc - hiến xác cho y học để sự sống nối dài.
Tin liên quan
Tết Dương 2023 là đợt nghỉ lễ cuối cùng trong năm Âm lịch Nhâm dần 2022. Trong dịp này, đừng quên gửi đến cha mẹ, người thân, đối tác, khách hàng, bạn bè những lời chúc hay nhất, ý nghĩa nhất nhé!
Đúng vậy, hoa hướng dương không có nước mắt, bởi vì ánh nắng mặt trời sẽ hong khô nước mắt của hoa, mà mặt trời của tôi lại chính là cha tôi.
Dù bộ phim King Richard của Will Smith khắc họa phần nào sự thực, nhưng thực tế người cha của hai chị em huyền thoại quần vợt còn làm nhiều hơn thế.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!