Chuyên gia chỉ ra 5 dấu hiệu vạch trần người giàu "phông bạt": Trưng diện quá mức, luôn "hứa hươu hứa vượn"
Theo chuyên gia về phong cách sống này, nhiều người vì muốn phông bạt mà sẵn sàng làm những điều dưới đây để tạo ra hình tượng "người giàu phông bạt".

Anna Bey đang là một chuyên gia huấn luyện phong cách sống thanh lịch có tiếng. Trên kênh Youtube hơn 1 triệu subcribe, cô thường chia sẻ những lời khuyên giúp mọi người cải thiện cách giao tiếp.
Gần đây, trong một video của mình, vị chuyên gia này đã chỉ ra những dấu hiệu của những người giàu "lởm". Theo đó, họ thường chỉ phông bạt, thích có chút tiếng tăm, chứ không thực sự giàu có. Đáng nói, không ít người giàu phông bạt này có thể tận dụng việc làm hình ảnh này để lừa đảo. Do đó, bạn nên cẩn thận. Và đây là các dấu hiệu đó:
Cố gắng để trở nên thời thượng
Anna Bey mô tả những người giả giàu càng cố gắng trưng diện càng giống như mặc đồng phục. Cô giải thích rằng "siêu lừa" Anna Delvey thành công trong việc thâm nhập giới thượng lưu New York vì cô gái này biết không cần cố phô trương để chứng minh gia thế hay tài sản.
"Anna Delvey dù mặc hàng hiệu nhưng phong cách rất đơn giản. Cô ấy không dùng quần áo để gây ấn tượng với mọi người. Cách ăn mặc là ngôn ngữ bí mật phân biệt người giàu thật và người giàu giả", vị chuyên gia này cho biết.
Chất lượng quần áo của ai đó cũng có thể giúp bạn hiểu hơn về sự giàu có của họ. Đôi khi, người giàu chưa chắc đã mặc quần áo trông đắt tiền, mà họ lại thích những bộ đồ đơn giản nhưng bền bỉ.
Tỏ ra hoàn hảo trên mạng xã hội

Vlogger người Thụy Điển thừa nhận cô luôn nghi ngờ những người thể hiện mình có lối sống hoàn hảo, sang trọng trên Instagram.
"Tất nhiên có rất nhiều người thực sự giàu có. Nhưng thường thì họ không muốn phô bày mọi thứ quá nhiều như kiểu chụp ảnh ở mọi góc, trên mọi chuyên cơ hay mọi xe hơi", Bey nói.
Cách nói chuyện "lố"
Vị chuyên gia này bật mí, hầu hết những người giàu "phông bạt" thường thích hạ thấp người khác và khoe khoang nhiều về bản thân. Theo Anna, đó là dấu hiệu họ đang giả vờ giàu có.
Cô nói thêm: "Lại quay về câu chuyện ‘làm lố’. Đó có thể là do họ cảm thấy không an toàn. Tôi từng chứng kiến nhiều người cố gắng trở thành người không phải họ. Và việc những người đó làm là khoác lác về những thứ họ có. Bên cạnh đó, những người giàu giả vờ thường thích nịnh bợ người khác".
Hay hứa lèo
Anna Bey khẳng định, những người giàu "phông bạt" thường rất thích phông bạt. Cô giải thích: "Lời hứa giống như cách họ tự nâng cao bản thân trong thời điểm đó và theo kinh nghiệm của tôi, đó là một đặc điểm chung với những người giàu có giả tạo. Có quá nhiều ‘sân khấu’ xung quanh và họ không thể diễn tốt tất cả các màn".
Một điểm nhận biết nữa là những người này thường né tránh thanh toán hóa đơn dù trước bữa ăn thường rất tự tin. Youtuber này cho biết: "Tôi hiểu có những người giàu có keo kiệt. Nhưng số người chỉ giả vờ giàu cho đến khi thanh toán tiền thì nhiều hơn cả".
Hành vi không đồng nhất

Theo Anna Bey, người giàu "phông bạt" thường chỉ bắt chước được 1 trong những đặc điểm của người giàu thật. Vậy nên bạn có thể xem xét nhiều khía cạnh và nhìn tổng thể hành động của họ. Nếu có sự mâu thuẫn liên tục trong bức tranh toàn cảnh, có lẽ điều đó là manh mối cho thấy người kia không thực sự giàu như vẫn thể hiện.
Chuyên gia này cho biết mọi người hay bị ấn tượng đầu chi phối nhưng nếu luôn quan sát và xem xét các chi tiết, bạn có thể nhận ra sự không đồng nhất trong cách họ thể hiện kiến thức, gia thế hay tài sản của mình.
Theo TTVH
Đọc thêm
Dành 5 năm để phỏng vấn 225 triệu phú, nhà văn Tom Corley đã tìm ra 4 kiểu người giàu thường thấy, cũng như phát hiện cách làm giàu của họ.
Có một nghịch lý là khi thực hiện một việc gì đó, người giàu luôn suy tính cẩn thận, còn người nghèo lại thích tùy hứng, muốn gì làm nấy.
Thay vì nghĩ cách phô trương sự giàu có, sang chảnh, không ít người giàu lại có thói quen ăn mặc "nghèo nàn". Vì sao lại có nghịch lý này?
Tin liên quan
Khi hiểu rõ được luật nhân quả ở đời thì bạn sẽ thấm câu nói "người ác, người sợ, trời không sợ; người thiện, người khinh, trời không khinh".
Dù phải ngồi trên xe lăn từ nhỏ, cô thợ may khuyết tật Phạm Thị Thắm (1992) vẫn kiên trì học nghề may vá cho bằng được, dùng cây kim sợi chỉ nuôi sống bản thân và gia đình.
Đề bài: Platon đã từng nói: “Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối. Bi kịch thực sự của cuộc đời là một người lớn sợ ánh sáng".
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.