Chuyên gia cảnh báo 5 hình thức mạo danh ngân hàng lừa đảo: Không muốn mất tiền oan thì phải nhớ kĩ!
Theo các chuyên gia, đây là các hình thức mạo danh ngân hàng lừa đảo thường thấy nhưng vẫn khiến nhiều người dân mắc lừa, cần lưu ý.

Tội phạm tài chính, lừa đảo đang ngày một gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Để bảo vệ tài khoản/ thẻ thanh toán của mình, người dùng cần cảnh giác với một số hình thức lừa đảo mạo danh ngân hàng đang phổ biến gần đây.
Mạo danh gửi thông báo về hoạt động bất thường của tài khoản/ thẻ thanh toán
Đối tượng có thể gửi tin nhắn, email hoặc gọi điện thoại mạo danh ngân hàng để thông báo về hoạt động bất thường của tài khoản/ thẻ thanh toán của bạn, đồng thời thông báo sẽ khóa tài khoản/ thẻ thanh toán để phục vụ quá trình kiểm tra. Sau đó sẽ hướng dẫn bạn truy cập vào một liên kết trông giống như từ ngân hàng để yêu cầu ‘đăng nhập’ bằng tên người dùng và mật khẩu của bạn. Điều này sẽ cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của bạn.
Mạo danh ngân hàng tư vấn chính sách ưu đãi về tài khoản/ thẻ thanh toán của ngân hàng

Kẻ mạo danh có thể gợi ý cho bạn nhiều chính sách ưu đãi hơn bình thường, rồi đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV thông qua cuộc gọi hoặc tin nhắn để kích hoạt gói ưu đãi này. Sau đó yêu cầu bạn cung cấp mã OTP nhằm chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của bạn.
Mạo danh nhân viên tư vấn tài chính của ngân hàng
Kẻ mạo danh có thể dụ dỗ bạn đăng ký vay vốn với lãi suất thấp/ rất thấp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cấp thiết. Sau đó, hướng dẫn bạn truy cập vào một liên kết giả mạo để lừa bạn ‘đăng nhập’ bằng tên người dùng và mật khẩu của bạn. Điều này sẽ cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của bạn.
Mạo danh nâng cấp ứng dụng ngân hàng

Kẻ mạo danh có thể tạo ra các ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng của các hệ điều hành di động, sau đó gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn yêu cầu bạn nâng cấp ứng dụng ngân hàng thông qua đường dẫn giả mạo. Thật ra đó là các ứng dụng được cài mã độc hại thiết kế để lấy thông tin cá nhân, đồng thời thu thập dữ liệu sinh trắc học của người dùng khi họ nhập thông tin tài khoản ngân hàng. Kẻ mạo danh sẽ toàn quyền kiểm soát để truy cập và sử dụng ứng dụng ngân hàng của bạn.
Không cung cấp các thông tin cá nhân về thẻ/ tài khoản ngân hàng: số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV... thông qua tin nhắn, cuộc gọi (Ảnh minh họa)
Tấn công thiết bị qua WiFi công cộng
Kẻ lừa đảo có thể tạo ra các mạng WiFi giả mạo hoặc lợi dụng chính mạng WiFi tại các địa điểm công cộng (như quán cà phê, trung tâm thương mại) để thu thập thông tin từ các thiết bị kết nối đến mạng đó. Sau đó sẽ gửi các thông báo kèm mã độc hại nhằm yêu cầu cập nhật hệ điều hành của thiết bị hoặc ứng dụng ngân hàng và kiểm soát quyền truy cập thiết bị khi bạn nhấn “Đồng ý” hoặc “Cập nhật”.
Theo Tổ quốc
Xem thêm: 7 thủ đoạn lừa đảo dễ gặp mà nhà đầu tư bất động sản nên biết để tránh "sập hố"
Đọc thêm
Dù bản thân từng đầu tư tiền số, nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak vẫn khá dè chừng thị trường này bởi chúng quá rủi ro.
Tình hình vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều đang trở nên rất cấp bách, khi các doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng, thiệt hại tiền tỷ.
Kinh doanh ngoại hối đang trở thành kênh đầu tư phổ biến của nhiều người. Tìm hiểu ngay những mẹo giúp tránh sa bẫy lừa đảo của kẻ môi giới không chân chính.
Tin liên quan
Tôi sinh năm 1990, từng không mấy quan tâm tới việc quản lý tài chính, nhưng nhờ thói quen tốt của bố mẹ mà giờ có thể tiết kiệm tiền hiệu quả.
HLV Trưởng Phạm Thái Vinh đã chia sẻ cảm xúc của mình khi không dám nhìn. Đội của Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao (TDTT) TP.HCM sẽ bước vào loạt đá quyết định cho tấm vé vào vòng bán kết. Lần thi đấu này thực sự căng não với HLV Trưởng Phạm Thái Vinh.
Không chỉ tích cực tham gia hiến máu, anh Bí Thư Đoàn Đỗ Văn Thành còn nhiều lần vận động người thân, bạn bè tham gia.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.