Cho đi là còn mãi: Anh Bí thư Đoàn có hơn 40 lần hiến máu cứu người
Không chỉ tích cực tham gia hiến máu, anh Bí Thư Đoàn Đỗ Văn Thành còn nhiều lần vận động người thân, bạn bè tham gia.

Anh Đỗ Văn Thành (sinh 1988, Bí thư Đoàn phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã tham gia 37 lần hiến máu tình nguyện, trong đó có nhiều lần hiến đột xuất.
Anh Thành cho biết, lần đầu tiên anh tham gia hiến máu là năm 18 tuổi. Lúc đó, anh chưa có suy nghĩ gì nhiều, đi hiến máu chỉ vì sự tò mò và thời điểm đó công tác tuyên truyền hiến máu cũng chưa sâu rộng như bây giờ.
Nhưng chính từ lần đầu tiên đó, anh Thành đã có sự thay đổi và ý thức được việc hiến máu cứu người.

“Đó là một trong những chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc. Là sự chia sẻ những rủi ro, đồng cảm với những số phận, hoàn cảnh khó khăn với tâm niệm “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.
Từ suy nghĩ đó mà nhiều năm qua, tôi thấy việc hiến máu là hết sức ý nghĩa và không có hại cho sức khỏe nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình”, anh Thành nói.
Anh Thành cho hay, lần đầu tiên anh tham gia hiến máu, ba mẹ cũng lo lắng vì người anh nhỏ, sợ không đảm bảo sức khỏe.
Nhưng sau vài lần thấy con trai mình tham gia hiến máu mà không ảnh hưởng sức khỏe, về nhà còn ăn cơm nhiều hơn, lại có thể cứu giúp được người bệnh nên bố mẹ anh càng ủng hộ việc làm của anh.

Tính đến thời điểm này, anh Thành đã tham gia hiến máu 37 lần, trong đó có nhiều lần hiến đột xuất. Mười mấy năm tham gia hiến máu cứu người, anh Thành có những kỷ niệm không thể nào quên.
Trong đó, có câu chuyện hiến máu đột xuất cho một gia đình người Quảng Ngãi. Anh kể, lần đó anh dẫn theo một bạn tình nguyện viên vào bệnh viện để hiến một đơn vị nhóm máu O. Trong lúc chờ bạn ấy ở ngoài hành lang bệnh viện, anh Thành bắt gặp đôi vợ chồng đưa con vào viện cấp cứu.
Con của họ đang cần gấp nhóm máu B. Trùng hợp là anh Thành cũng nhóm máu B, anh không do dự anh Thành xin đăng ký hiến máu cho họ.

Những giọt máu của anh Thành hôm ấy đã giúp phần nào cho người con của gia đình kia qua cơn khó khăn. Anh nhớ lại: "Sau khi tôi hiến xong, gia đình ấy nằng nặc dúi vào tay cái phong bì. Tôi không nhận. Họ áy náy một hồi rồi siết chặt tay cảm ơn, bảo con không nhận tiền thì hãy nhận của cô chú một lốc sữa...".
Không chỉ tích cực tham gia hiến máu, anh Thành còn động viên vợ, 4 người em trong nhà và người quen cùng tham gia hiến máu. Theo anh Thành, điều quan trọng để hoạt động hiến máu tình nguyện trở thành hoạt động thường xuyên cần rất lớn sự đồng cảm, chia sẻ, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội và đất nước.
Theo báo Dân trí
Xem thêm: Cho đi là còn mãi: Anh Đại úy Công an có hơn 40 lần hiến máu cứu người
Đọc thêm
Chị Huỳnh Thị Mỹ An là nhân viên tiêu biểu của Công ty Điện lực Thanh trì với 83 lần hiến máu cứu người.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Dũng đã có gần 70 lần hiến máu nhân đạo với nhiều lần được hiện vào dịp Tết. Đặc biệt, anh có hẳn một "nhiệm kỳ" 5 năm liên tục hiến máu sáng mùng 1.
Ngoài đam mê hiến máu, anh Nam rất nhiệt tình trong các hoạt động thiện nguyện hướng về đời sống cộng đồng...
Tin liên quan
Báo cáo của Bộ Y tế có thấy hàng năm người Việt mang ra nước ngoài khoảng 5 tỷ USD để du lịch kết hợp chữa bệnh. Việc chữa bệnh ở nước ngoài, nhất là các bệnh về ung thư, việc chống lão hoá và làm đẹp...trở thành một xu hướng (trending) nhiều năm nay ở Việt Nam.
Dẫu không thể nhìn thấy và nghe được trọn vẹn bằng hai tai nhưng cô gái Lê Dương Thể Hạnh vẫn mạnh mẽ vượt nghịch cảnh, tha thiết yêu cuộc sống...
Viết nghị luận xã hội đủ 3 phần không khó nhưng để viết hoàn chỉnh và không sót ý, nhất là ở phần thân bài thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tham khảo phương pháp dưới đây nhé.