Chân dung vị giáo sư nhiều lần góp tiền tỷ làm từ thiện
Nói về hoạt động thiện nguyện của mình, giáo sư Lê Ngọc Thạch chia sẻ: “Sự đóng góp của tôi là bổn phận của một công dân và tôi học thầy tôi thôi”.

Trước khi nghỉ hưu, GS.TS Lê Ngọc Thạch đảm nhận vị trí quản lý và giảng dạy ở khoa hóa học, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hiện thầy đang là giảng viên thỉnh giảng của trường.
Hơn 10 năm qua, giáo sư Lê Ngọc Thạch đã nhiều lần đóng góp cho hoạt động xã hội, giải thưởng khoa học,... với số tiền lên đến cả chục tỷ đồng. Những người được thầy Thạch giúp đỡ hiện lên đến cả trăm nên thầy không nhớ hết được. Nhưng cũng có vài trường hợp đặc biệt khiến thầy ấn tượng sâu sắc.
“Năm 2016, tôi đọc bài báo về bé Lò Thị Pó (6 tuổi, ở xã Mường Sại, tỉnh Sơn La) con của người phụ nữ mất nhưng vì không có tiền nên người thân phải bó chiếu rồi dùng xe máy chở về nhà. Trước đó bố và em của Pó mất vì tai nạn, nên cô bé phải nương tựa vào ông ngoại đã già và hai người cậu mắc bệnh thần kinh. Từ đó đến nay tháng nào tôi cũng đều đặn gửi 500.000 đồng giúp em ấy”, thầy Thạch kể lại.

Vị giáo sư 76 tuổi cho rằng làm thiện nguyện cũng có cái duyên. “Máu làm thiện nguyện của tôi có từ thời còn bé, rồi dần dần trở thành bản tánh luôn tới bây giờ. Tôi không phải đại gia. Tiền làm từ thiện là nhờ đi dạy, làm nghiên cứu, viết sách,... rồi gom góp lại. Gom góp được một khoản là tôi lại mang đi tặng, đóng góp cho các hoạt động cộng đồng. Tôi không kinh doanh, tiền không nhiều nên những năm gần đây tôi tập trung chủ yếu để hỗ trợ các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học thông qua việc đóng góp cho các giải thưởng, quỹ học bổng,...”, thầy Thạch chia sẻ.
Năm 2017, GS.TS Lê Ngọc Thạch khởi xướng thành lập Giải thưởng Lê Văn Thới tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Giải thưởng nhằm tưởng nhớ đến công lao và đạo đức của GS Lê Văn Thới (người thầy mà ông luôn tôn kính) với số vốn ban đầu là 1,5 tỷ đồng do thầy Thạch đóng góp. Từ khi thành lập đến nay, giải thưởng đã góp phần hỗ trợ, bồi dưỡng, khuyến khích các em sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đạt kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc. Lần xét chọn và trao giải đầu tiên vào tháng 10-2017, có 3 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được nhận giải thưởng với 3 mức trị giá 20, 25, 30 triệu đồng. Từ đó đến nay, mỗi năm nhà trường đều trao giải thưởng này cho các cá nhân xuất sắc.

Ngoài đóng cho khoa học, thầy Thạch còn là thành viên tích cực, luôn đứng ra tổ chức cấp học bổng cho học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trao tặng những đầu sách khoa học chuyên ngành hóa học hữu cơ do ông dày công nghiên cứu cho Thư viện trung tâm ĐH Quốc gia TP.HCM.
Vị giáo sự này còn thường xuyên có mặt tại quán cơm 2000 để giúp đỡ phục vụ suất ăn cho người nghèo.
Không ít người thắc mắc việc ông giáo già ủng hộ hết tiền tiết kiệm rồi sau này về già lại không có tiền dưỡng già, thầy Thạch nở nụ cười hiền lành giải thích: "Tánh tôi từ đó đến nay rất thích làm thiện nguyện, được đóng góp giúp đỡ người khác, tôi cảm thấy rất vui vì đúng sở thích, ý nguyện của mình. Là thầy giáo, tôi đóng góp cho sự phát triển đào tạo, nghiên cứu là đúng nên có tiền là tôi góp. Tôi không thấy áp lực gì trong chuyện này cả. Hiện tôi sống một mình nên không phải chi tiêu nhiều. Hai người con trai của tôi ở nước ngoài cũng ổn định và luôn ủng hộ cha làm thiện nguyện. Lâu lâu gọi về hỏi ba còn tiền không...".
Xem thêm: “Chòi tạp hóa 0 đồng” lan tỏa tinh thần thiện nguyện
Đọc thêm
“Có tiền thì làm việc thiện, không có tiền thì làm người thiện”, đó là tâm niệm của chị Nguyễn Thị Lành khi lập ra chòi tạp hóa 0 đồng cho bà con khó khăn tại địa phương.
Sau gần 1 năm chạy xe miễn phí chở bệnh nhân nghèo, anh Thuyết có 3 dòng cảm xúc: Hạnh phúc, đong đầy, thấy được an ủi.
15 năm năm qua, chàng trai 8X –Châu Cao Minh (SN 1987, Bến Tre) đã nỗ lực tạo nơi làm việc, giúp đỡ những người khiếm thị có công việc ổn định.
Tin liên quan
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Tổ 12, Ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh) chủ động đăng ký xin thoát khỏi hộ cận nghèo.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.