Chân dung người đàn ông miệt mài đi xin tiền mổ tim cho trẻ em nghèo
Suốt 18 năm qua, ông Nguyễn Xuân Hoa (68 tuổi, ngụ tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) âm thầm xác minh hoàn cảnh khó khăn, xin tiền giúp gần 200 trẻ em bị bệnh tim được phẫu thuật...
Từ nhiều năm qua, căn nhà của gia đình ông Hoa nằm bên QL7 (xóm 3, xã Diễn Thành, H.Diễn Châu) trở thành địa chỉ để người nghèo có con bị bệnh tim bẩm sinh tìm đến. Gần 200 trẻ em nghèo ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã thoát khỏi căn bệnh này nhờ sự tận tâm kết nối của ông.
Năm 2005, một đứa cháu họ của ông bị bệnh tim bẩm sinh nhưng nhà nghèo, bố mẹ cháu không lo được. Không đành lòng nhìn cháu mình mang bệnh nguy hiểm, ông Hoa đưa cháu ra Hà Nội để khám. Bệnh viện thông báo chi phí ca mổ quá cao, bố mẹ cháu không xoay đâu ra tiền, bản thân ông Hoa cũng không thể lo nổi nên ông đành đưa cháu quay về. Về nhà, ông đi dò hỏi thì có người mách nước về một tổ chức phi chính phủ đã từng tài trợ mổ tim cho trẻ em nghèo ở Huế. Ông lập tức đưa cháu vào Huế. Bệnh viện T.Ư Huế thông báo chi phí ca phẫu thuật là 24 triệu đồng. Ông Hoa rất mừng vì chi phí này thấp hơn, liền lặn lội đi gõ cửa xin tiền các tổ chức từ thiện. Ca mổ thành công. Từ đây, ông Hoa kết nối được với GS-TS Bùi Đức Phú (Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế) và đó cũng là cơ duyên khiến ông đến với công việc từ thiện giúp trẻ em nghèo được phẫu thuật tim.

Để có kinh phí phẫu thuật cho trẻ em, ông Hoa kết nối với một linh mục người Việt đang ở Mỹ và các tu viện, tổ chức phi chính phủ. Biết ông là người Công giáo, có tâm nguyện giúp trẻ em nghèo bị bệnh tim, những nơi ông đặt vấn đề đều hứa sẽ hỗ trợ. Có kinh phí, ông Hoa kết nối, giúp những trẻ bị bệnh ở cùng xã và các xã lân cận được phẫu thuật. Tiếng lành đồn xa, sau đó, nhiều người ở các huyện khác cũng tìm đến nhờ ông giúp. Để có cơ sở xin kinh phí, ông lặn lội đi xác minh hoàn cảnh gia đình của từng trẻ rồi lập hồ sơ chuyển cho các tổ chức từ thiện. Ông là chủ chuỗi lò gạch thủ công, công việc bận bịu suốt ngày, nhưng có ai đến nhờ giúp, ông đều sẵn lòng, phó mặc công việc sản xuất và kinh doanh cho người khác để đi xác minh, kết nối. Thấy ông tận tâm với trẻ em nghèo bị bệnh tim, một tổ chức từ thiện đã cử người đến tìm hiểu rồi hỗ trợ rất nhiệt tình.
Chứng kiến cuộc sống nghèo khó của những trẻ bị bệnh tim, có em mồ côi cả cha mẹ, ông Hoa không thể dừng việc thiện nguyện. Sau 18 năm làm cầu nối để phẫu thuật cứu sống gần 200 trẻ bị bệnh tim, ông Hoa vui nhất là những đứa trẻ ngày nào nay đã trưởng thành, sống khỏe mạnh. "Cảm ơn bác Hoa đã giúp đỡ để cháu có cơ hội được sống. Gia đình không biết lấy gì đền đáp công lao của bác, xin đa tạ bác và chúc bác luôn mạnh khỏe để tiếp tục giúp đỡ những cháu bé khác bị bệnh tim đang cần được giúp đỡ", đó là một trong nhiều bức thư cảm ơn mà người nhà của trẻ bị bệnh tim gửi cho ông Hoa.
(Theo Thanh Niên)
Đọc thêm
Cứ có thời gian rảnh rỗi là cô học trò huyện Đăk Đoa (Gia Lai) lại lái chiếc xe máy cà tàng chở quà đến chăm các gia đình khó khăn...
Suốt 13 năm qua, doanh nhân Tôn Thế Hưng cùng đội ngũ đã nuôi dưỡng, giúp đỡ hơn 280 đứa trẻ mắc bệnh xương thủy tinh để chúng được trở lại như một người bình thường.
Bà Trần Thị Tuyết Lan (51 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành nhiều thời gian, công sức vận động giúp đỡ gần 200 cảnh đời khốn khó khắp miền Tây.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.