Ăn Bắc, mặc Kinh: Người Hà Nội xưa ăn mặc kín đáo nhưng đầy tinh tế

Câu ngạn ngữ “ăn Bắc mặc Kinh” ý chỉ nét đẹp về trang phục của người Hà Nội xưa với dấu ấn Hà thành cổ kính, thanh lịch cùng loạt ảnh về một thời để nhớ.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo thời gian, cuộc sống ngày càng thay đổi và trở nên hiện đại hơn, nhiều thứ và nhiều giá trị xưa kia đã bị cuốn trôi. Tuy nhiên, với người Thăng Long, Hà Nội thì dù có đi đâu, ở đâu, họ vẫn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ nét văn hóa qua việc dạy bảo con cái từ cách nói năng, đi đứng, ăn uống. Tất nhiên, không thể thiếu nét văn hóa ăn mặc mà họ luôn tự hào. 

Qua mỗi thời đại, cách ăn mặc của người Hà Nội lại thay đổi. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được nét thanh lịch. Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy, người Hà Nội đã biết mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình ảnh trang trí trên trống đồng Cổ Loa cũng có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội gồm: đầu đội mũ gắn lông chim, quần áo làm bằng lông chim. 

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-2

Ngoài ra còn có hình ảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả mặc khố, người phụ nữ được khắc họa trên cán dao găm mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, trên váy áo có nhiều hoa văn cực đẹp, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao và thắt dải ngang trán. 

Trong các triều đại phong kiến, trang phục có sự phân biệt giữa tầng lớp vua, quan và dân chúng. Nam giới thuộc tầng lớp bình dân với trang phục lao động thường ngày là đóng khố, nữ giới thì mặc váy cho tới thời vua Minh Mạng.

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-3

Suốt gần 2 nghìn năm, trang phục bình dân gần như không có sự thay đổi. Tầng lớp quý tộc ở kinh đô Thăng Long – Đông Đô, trang phục khá cầu kỳ, trong sử sách cũng ghi chép vô cùng rõ ràng. Cụ thể, vào năm Canh Thìn (1040) thời Lý, vua xuống chiếu phát hết gấm vóc trong kho để may áo cho quan, từ ngũ phẩm trở lên sẽ được may áo bào bằng vóc.  

Năm Hưng Long thứ tám (1300) thời Trần, quy định kiểu mũ áo như sau: Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen, tụng quan đội mũ toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ, ống tay áo của các quan văn võ rộng 9 tấc đến 1 thước 2 tấc. Các quan văn võ không được mặc xiêm, tụng quan không được mặc thường. 

Từ thời Lê trở về sau, trang phục quý tộc có quy định chặt chẽ hơn dựa theo phẩm hàm. Cụ thể gồm: Những quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm thì áo: xuân, hạ dùng sa tàu; thu, đông dùng đoạn tàu; đều màu huyền; khăn: hàng văn thì hai tao (vòng), hàng võ thì một tao. Các quan tứ phẩm áo được dùng sa và đoạn nhưng bằng hàng ta. Các thị nội giám khăn binh đinh, sau đổi làm khăn lục lăng. Các quan văn võ và nội giám được sung vào chấp sự, khi hành lễ và làm việc đều mặc áo thanh cát, đội mũ sa thâm. Quan văn khi vào hầu ở Nội các cũng mặc như thế.

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-4

Thời cận đại, người Hà Nội rất chú ý tới cách ăn mặc. Họ chú trọng việc lựa chọn chất liệu quần áo. Khi đó, nhiều người ưa chuộng chất liệu may áo là the, đặc biệt là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa và nhuộm thâm. Đối với nữ, chất liệu may quần là lĩnh làng Bưởi, còn nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Bên cạnh đó, còn có một số chất liệu vải cao cấp khác cũng được dùng là: sa, xuyến, là, xồi, đũi, nhiễu, băng… Đây đều là sản phẩm của các làng nghề Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. 

Người dân ở phố nghề, buôn bán và lao động ưa quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo phải được nhuộm bằng củ nâu, thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn da, ông bà già lại thích nhuộm màu tiết dê. Thời đó, thợ may Hà Thành rất khéo tay. Điển hình như chiếc áo tứ thân khi mặc còn có thắt lưng bao xanh kèm theo. Nhiều người còn thắt “ruột tượng” thay cho thắt lưng để tiện đựng tiền và những đồ lặt vặt. Một số người còn đeo thêm xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu ngay bên cạnh thắt lưng. Đôi khi, áo tứ thân còn có thêm vạt để cài khuy, bên trong là yếm trắng, yếm đào. 

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-5

Người Hà Nội mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo mà không hề lòe loẹt hay phô trương. Trước 1954, phụ nữ trong những gia đình trí thức, tư sản bước ra đường là sẽ mặc áo dài. Ở những gia đình buôn bán người ra người vào liên tục, phụ nữ ở nhà cũng phải mặc áo dài. Đến Tết sẽ có áo khác đẹp và sang trọng hơn. Phụ nữ lao động hay mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy.

Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, phụ nữ lớn tuổi trong gia đình tư sản trước kia làm quen với áo sơ mi thay cho áo tân thời. Áo dài gần như vắng bóng trong thời gian đất nước khó khăn, từ những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh những trang phục đã trở thành lễ phục như áo dài, vest, áo sơ mi, quần Tây, người Hà Nội còn sáng tạo thêm nhiều mốt quần áo mới. 

Cho tới tận ngày nay, dù nhiều thứ, nhiều giá trị đã thay đổi nhưng vẫn còn các thế hệ nơi Hà Nội 36 phố phường nối tiếp nhau giữ hồn túy đất Thăng Long văn hiến. Họ hòa nhập với các loại váy áo phương Tây trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không rời xa nét Tràng An thanh lịch khu xưa. 

Xem thêm: Tết Hà Nội những năm 1990 cùng loạt ký ức khó quên: Khi tiếng pháo còn râm ran khắp phố lớn ngõ nhỏ

Đọc thêm

Dự báo vào khoảng ngày 28/1 (tức 26 tháng Chạp) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh kết hợp với sự hoạt động của rãnh gió Tây trên cao duy trì nhiều ngày nên có mưa, mưa rào và có nơi có dông.

Dự báo thời tiết 7 ngày Tết Nhâm Dần 2022 ở Hà Nội
0 Bình luận

Tết nhà nội là bức tâm thư mộc mạc, đầy chân thành mà người mẹ gửi cho con gái của mình khiến người đọc phải ngẫm nghĩ về phận làm dâu.

Tết nhà nội – Bức tâm thư ấm lòng những ngày cuối năm
0 Bình luận

Đã là người Việt Nam, mỗi lần Tết đến xuân về đều không khỏi tâm trạng nhớ nhung về quê hương, đất nước, gia đình. Những ký ức về không khí Tết xưa tại Hà Nội như sống lại trong tâm hồn.

Hoài niệm những hình ảnh về Tết cổ truyền tại Hà Nội đầu thế kỷ 20: Tết của một thời đã qua!
0 Bình luận

Giữa không gian trầm mặc của những ngôi nhà cổ kính tại Đường Lâm, Hà Nội, hình ảnh cụ ông râu tóc bạc phơ cùng vợ và các cháu quây quần gói bánh chưng thật khiến người xem phải xao xuyến.

Chìm đắm trong không khí Tết xưa tại ngôi làng được mệnh danh là 'cổ trấn' của Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất