Ấm lòng “Nắm gạo tình thương” dành cho người nghèo
Hơn 15 năm qua, tổ “Nắm gạo tình thương” do ông Nguyễn Hải Thiền (55 tuổi, An Giang) thành lập đã trao tặng hơn 35 tấn gạo cho người nghèo.

Tham gia Hội Chữ thập đỏ từ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ “Nắm gạo tình thương” để giúp đỡ người nghèo.
“Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản nhưng sâu sắc đó là mỗi người góp một nắm gạo nhỏ như một cách trao gửi tình thương. Chỉ một nắm gạo thôi nhưng cũng đủ để mang đến bữa cơm ấm lòng cho những người khó khăn”, ông Thiền chia sẻ.
Tổ “Nắm gạo tình thương” hiện đang có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Vào ngày rằm hàng tháng, nhóm sẽ đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền, gạo cho những hộ gia đình khó khăn.

Hiện nay tổ “Nắm gạo tình thương” thường xuyên hỗ trợ cho 25 hộ. Bình quân mỗi tháng mỗi hộ sẽ nhận được 10kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu cho gần 4000 lượt người nghèo.
“Sau khi hỗ trợ cho xong 25 hộ trong ấp, tiền còn dư thì tổ sẽ trích ra giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng tôi phải chủ động bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hàng tháng mọi khoản chi tiêu đều được công bố rõ ràng, chi tiết cho cả tổ biết”, ông Thiền nói.

Ngoài duy trì hoạt động tại tổ “Nắm gạo tình thương”, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông và thường xuyên tham gia hoạt động dặm vá đường nông thôn.
Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là tấm gương sáng về hoạt động công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ “Nắm gạo tình thương” do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".
Xem thêm: Chân dung nữ nông dân 3 lần khởi nghiệp: "Mọi sự đều cần chữ nhẫn"
Đọc thêm
Suốt 16 năm qua, bà Lê Thị Ngọc Mai (50 tuổi, trú tại xã Lịch Hội Thượng. H. Trần Đề, Sóc Trăng) miệt mài chăm sóc vườn thuốc nam cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện khắp các tỉnh miền Tây.
Sau 1 năm khởi công, nhà nội trú Trường THCS & THPT xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã hoàn thành. Các em học sinh nơi đã từ nay không phải ngủ tạm bợ dưới gầm sàn lạnh giá.
Sinh ra từ gian khó, hơn ai hết cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thu Hiền hiểu rõ sựthiếu thốn, cùng cực mà cái nghèo mang lại, nên khi có điều kiện cô liền dốc hết sức để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
Tin liên quan
Tết là thời khắc người người nhà nhà sum vầy, đoàn tụ nhưng với những bệnh nhân nghèo, Tết lại là những ngày cô đơn nhất khi phải xe quê, xa hơi ấm gia đình.
Tết là thời khắc người người nhà nhà sum vầy, đoàn tụ nhưng với những bệnh nhân nghèo, Tết lại là những ngày cô đơn nhất khi phải xe quê, xa hơi ấm gia đình.
Đến hẹn lại lên, vừa qua rằm tháng chạp, nhóm cơm 1.000 đồng ở Q.10 TP.HCM lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng 0 đồng gửi tặng mọi người.