Người phụ nữ 16 năm miệt mài trồng thuốc nam làm từ thiện
Suốt 16 năm qua, bà Lê Thị Ngọc Mai (50 tuổi, trú tại xã Lịch Hội Thượng. H. Trần Đề, Sóc Trăng) miệt mài chăm sóc vườn thuốc nam cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện khắp các tỉnh miền Tây.

Theo lời chia sẻ của bà Mai, năm 2018 bà bắt đầu thực hiện mô hình vườn thuốc nam từ thiện với diện tích 2.000 m2. Ban đầu do chưa biết nhiều về cây giống và kỹ thuật chăm sóc nên bà chỉ trồng một ít loại sưu tầm được. Sau thời gian tham khảo sách báo và tìm đến một số cơ sở thuốc nam để học hỏi, dần dà bà có thêm kiến thức, biết rõ dược tính từng loại thuốc, rồi vừa trồng vừa sưu tầm thêm.
Biết việc làm ý nghĩa của bà Mai, nhiều tình nguyện viên đến xin tham gia cùng. Đến nay, tổ thuốc nam từ thiện của người phụ nữ miền Tây này có hơn 30 thành viên. Nhờ sự hỗ trợ đất của chùa Hội Phước, kinh phí từ các nhà hảo tâm, công lao động từ hội viên hội phụ nữ mà vườn thuốc nam đã được nhân rộng thành 8 vườn với tổng diện tích gần 16.000 m2.

Sau nhiều năm gom góp, tìm tòi các loại cây thuốc, từ vài giống ban đầu hiện vườn thuốc nam của bà Mai rất đa dạng chủng loại như: đinh lăng, trắc bá diệp, hoa lài, dành dành, kiến cò, cỏ cú… Mỗi tháng, vườn cung cấp cho các phòng khám từ thiện trong và ngoài tỉnh khoảng 2 tấn thuốc khô, 10 tấn thuốc tươi (tùy mùa mưa hay nắng). Để phơi thuốc hợp vệ sinh, các thành viên trong tổ còn góp tiền thuê thợ làm giàn phơi bằng sắt, cách mặt đất gần 1m.
Gia đình khó khăn, phải làm thuê kiếm sống nhưng bà Nguyễn Thị Lợi (71 tuổi, ngụ xã Lịch Hội Thượng) vẫn tranh thủ thời gian rảnh trong ngày để đến phụ chặt, phơi thuốc. "Công việc tại đây không quy định thời gian, khi nào rảnh rỗi thì tới. Thông thường, ai sắp xếp công việc gia đình xong thì đến đây phụ giúp. Mỗi người một khâu nên làm nhanh lắm, ngày nào không đến được thì thấy buồn", bà Lợi chia sẻ.

Ngoài làm vườn thuốc nam từ thiện, bà Mai còn cùng các chị em thành lập quỹ heo đất để góp vốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, người nghèo không nơi nương tựa. Số tiền các thành viên đóng góp ít hay nhiều tùy khả năng mỗi người. Đến nay, quỹ heo đất có hơn 100 thành viên.
Ông Nguyễn Văn Hành, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ H.Trần Đề, Sóc Trăng cho biết: "Cô Mai đã thực hiện rất nhiều mô hình thiện nguyện giúp hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương. Biết được hoàn cảnh nào khó khăn, dù ở vùng sâu, vùng xa cô cũng lặn lội tìm đến hỗ trợ. Đặc biệt, cô dành nhiều thời gian và công sức trồng thuốc nam đem tặng các phòng khám từ thiện ở nhiều nơi".
Xem thêm: “Anh hùng từ thiện” xây nhà nội trú giúp học sinh vùng cao có điều kiện bám trường
Đọc thêm
Sau 1 năm khởi công, nhà nội trú Trường THCS & THPT xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã hoàn thành. Các em học sinh nơi đã từ nay không phải ngủ tạm bợ dưới gầm sàn lạnh giá.
Đen Vâu vừa cập nhập doanh thu ca khúc “Nấu ăn cho em” trên trang cá nhân, với số tiền thu được nam rapper sẽ tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình.
Sinh ra từ gian khó, hơn ai hết cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thu Hiền hiểu rõ sựthiếu thốn, cùng cực mà cái nghèo mang lại, nên khi có điều kiện cô liền dốc hết sức để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
Tin liên quan
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.