Nữ sinh Cần Thơ quyết tâm "săn" học bổng để tìm cách "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long

Vì đau đáu mãi câu hỏi "làm sao để cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long" mà 9X Lưu Nguyễn Nguyệt Minh quyết tâm giành học bổng đi du học để tìm ra giải pháp bền vững.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lưu Nguyễn Nguyệt Minh sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ. Cô nàng từng là học sinh chuyên Văn của Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng. Minh đỗ vào ngành Quản lý du lịch và lữ hành của Trường ĐH Cần Thơ. Mặc dù theo học chuyên ngành về du lịch nhưng cô gái sinh năm 1996 lại có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề cấp nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo tâm sự của Nguyệt Minh, 9x quan tâm đến nước từ khi tham gia vào tổ chức thanh niên quốc tế AIESES. Trong những lần tham gia các dự án cộng đồng, điều khiến Nguyệt Minh trăn trở nhất chính là việc người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên điêu đứng vì thiếu nước ngọt sinh hoạt do xâm nhập mặn. 

Từ những trăn trở trên, Nguyệt Minh đã hạ quyết tâm phải đi tìm bằng được giải pháp để  "cứu" lấy Đồng bằng sông Cửu Long. Và đến năm 3 Đại học, 9x quyết tâm tìm kiếm và giành học bổng Erasmus Mundus để đi trao đổi tại Hà Lan.

"Hà Lan cũng có nhiều điểm tương đồng với Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Cả hai cùng nằm dưới mực nước biển. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng lại là việc đảm bảo nguồn nước tại đây. Khi còn ở Hà Lan, sinh viên chúng tôi có thể hứng nước ở vòi và uống trực tiếp.

Nhưng ở vùng sông nước miền Tây, chỉ riêng việc dùng nước ngọt thôi cũng đã rất thiếu thốn chứ chưa nghĩ đến việc có nguồn nước sạch. Làm sao để cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long, đó vẫn là điều tôi chưa thể giải đáp", Nguyệt Minh tâm sự với báo Vietnamnet.

9x-can-tho-va-hanh-trinh-san-hoc-bong-de-cuu-dong-bang-song-cuu-long-9
Nguyệt Anh cùng bố mẹ và đồng nghiệp trong ngày tốt nghiệp (Ảnh: Vietnamnet)

Nguyệt Minh còn cho biết thêm, vào năm 2018, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam - Hà Lan, 9x với vai trò cựu sinh viên Hà Lan hỗ trợ hoạt động lễ kỷ niệm tại Cần Thơ đã có cơ hội trao đổi với bà Phó Đại sứ Hà Lan Pauline Eizema.

Vị Phó Đại sứ này rất nhiệt tình kết nối Nguyệt Minh với một người quản lý dự án "Cấp nước hướng đến thích nghi với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nam Đồng bằng sông Cửu Long" do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Từ đó, Minh có cơ duyên được biết đến dự án và theo đuổi cho tới tận bây giờ.

Thời điểm đầu mới tham gia, Nguyệt Minh thấy mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Thậm chí, trong các hội thảo khi nghe chuyên gia cảnh báo về việc Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm trong vài chục năm tới, Nguyệt Minh cảm thấy "chuyện đó thật mơ hồ". Nhưng sau khi loạt số liệu dân chứng được công bố thì 9x với nhận thức rõ rằng, đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, mang tính báo động.

Nguyệt Minh chia sẻ: "Hiện tại, có rất nhiều nơi ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng bởi việc xâm nhập mặn và sụt lún như Hậu Giang, Sóc Trăng. Tốt độ sụt lún chóng mặt này là do tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, trong khi nước biển lại dâng lên không ngừng do biến đổi khí hậu. Sự sụt lún có thể dẫn tới khả năng nhấn chìm gần như toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long". 

Chính phủ Việt Nam đang dùng mọi nỗ lực để hạn chế việc khai thác nước ngầm nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa tìm ra được nguồn nước thay thế bền vững. Và đó chính là lý do Nguyệt Minh muốn theo đuổi nghiên cứu, tìm ra giải pháp cụ thể. 9x cũng muốn trở thành người kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ vùng sông nước mênh mông này.

Khao khát "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long của Nguyệt Minh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ gia đình, bạn bè và những người đồng hành. Đây cũng trở thành động lực to lớn để 9x quyết định học lên bậc thạc sĩ, đi sâu về quản lý dự án một cách bền vững.

9x-can-tho-va-hanh-trinh-san-hoc-bong-de-cuu-dong-bang-song-cuu-long-7
Nguyệt Anh tham gia thực địa ở Hậu Giang

Nguyệt Minh bắt đầu lên mạng tìm kiếm thông tin về khóa học quản lý dự án để ứng tuyển. Trong 2 năm kể từ 2019, Minh nhận lại nhiều lời từ chối. Nhưng 9x không bỏ cuộc, sau mỗi lần bị từ chối, Minh lại nhận ra mình có thiếu sót và cần định hướng lại con đường sắp tới.

Đến năm 2021, Nguyệt Minh đã bị từ chối 5 lần. Và sau lần đó, 9x nhận được học bổng thạc sĩ toàn phần Chevening của Chính phủ Anh. Với Minh, đây là cơ hội tốt để bản thân trau dồi thêm kiến thức quản lý dự án một cách bền vững, đồng thời có cơ hội đi sâu hơn về lĩnh vực cấp nước và biến đổi khí hậu.

ĐH Cardiffmet giúp Nguyệt Minh thỏa nguyện mong ước được nghiên cứu sâu về các vấn đề biến đổi khí hậu. 9x cho rằng, tại đây bản thân có thể tiếp cận và học hỏi cách thiết lập một dự án; xử lý các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; đồng thời mang theo hy vọng kết nối được các doanh nghiệp, công ty ở xứ Wales với các công ty nước địa phương.

Nguyệt Minh mong muốn nhất là có thể học tập để học hỏi được cách thiết lập một dự án hợp tác quốc tế để xây dựng nhà máy xử lý nước; sử dụng công nghệ để xử lý nước biển kết hợp với nước ngọt, cộng với nguồn năng lượng tái tạo trong vận hành nhà máy để giảm thải được khí carbon ra môi trường. Điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề ngập mặn, sụt lún đất hiện nay. 

Tình trạng hạn mặn ở vùng đất chín rồng

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong tháng 4/2021, hạn hán và xâm mặn sẽ lên đến đỉnh điểm. Từ đầu năm đến tháng 4/2021, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải đối mặt với cái nắng gay gắt. Báo cáo của cơ quan chức năng cho hay, tính đến nay đã có nhiều thiệt hại ở vùng đất chín rồng...

Những địa phương ven biển đang trong tình trạng khan hiếm nước ngọt; trong đó có xã Phú Mỹ (huyện Giang Thành, Kiên Giang). Theo thống kê của chính quyền địa phương, tính riêng 2 ấp Thuận Án và Trà Phô đã có gần 600 hộ đang thiếu nước ngọt và nước sinh hoạt với nhu cầu khoảng 100m3/ngày. Gần một tuần qua, để có nước ngọt, bà con phải đổi nước từ các xe bồn tự chế với giá từ 60 - 100 ngàn đồng/m3. Những gia đình hoàn cảnh quá khó khăn không có khả năng đổi nước thì phải chia nước với các gia đình khác.

Đỉnh mặn là ở tỉnh Bến Tre, đầu tháng 3/2021  có hơn 16.600 hộ dân ở huyện Giồng Trôm sử dụng nước máy sinh hoạt từ nhà máy nước Lương Qưới (xã Lương Qưới, huyện Giồng Trôm) phải trả với mức phí 51.500 đồng/m3, tăng gấp 5 lần so với bình thường. Theo lãnh đạo nhà máy, trước đây chỉ 9.600 đồng/m3 nhưng nguồn nước máy tại khu vực Nhà máy nước Lương Qưới bị nhiễm mặn, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre phải thuê hơn 10 chiếc sà lan (tải trọng trung bình 700 tấn/chiếc) vận chuyển nước ngọt từ thượng nguồn bơm về để phục vụ người dân.

Xem thêm: Bản "cáo trạng" về tình trạng khí hậu toàn cầu của IPCC có những nội dung gì?

Đọc thêm

Sau khi kết thúc kì thực tập ở Facebook, nữ du học sinh Việt này đã được mời trở lại làm việc với mức lương "khủng" sau khi tốt nghiệp.

Tâm sự của nữ du học sinh được Facebook mời làm việc: Mong ước được trở lại Việt Nam đóng góp
0 Bình luận

Với thành tích nổi trội ở môn Hóa, Phương được bạn bè gọi là "giáo sư". Sau khi giành HCV Hóa học quốc tế, Phương cho biết bản thân muốn học ĐH trong nước.

Nam sinh giành HCV Hóa học quốc tế không muốn đi du học, quyết theo học ĐH trong nước
0 Bình luận

Thương cảm trước những hoàn cảnh đáng thương, ông chủ bún bò Biên Hòa nhận nuôi 50 người dưng. Nhờ công ơn dưỡng dục của ông mà có người đã được ăn học thành tài.

Nể phục ông chủ quán bún bò góa vợ, 20 năm nuôi 50 người dưng, có 'con' du học và thành tài ở Nhật
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất