Đạo lý thâm sâu từ người nuôi ong: Muốn có nhiều mật phải biết phần lại cho ong, càng tận thu càng không có được gì

Đạo lý thâm sâu từ người nuôi ong lấy mật chính là luôn phải chừa lại một chút mật để ong sống sót. Đàn ong khỏe mạnh thì mới có nhiều mật. Cuộc sống cũng vậy, muốn giàu có lâu bền thì không chỉ biết tận thu về mình.

Diệu Nguyễn
05:00 19/03/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Người nuôi ong”

Chu Nguyên Chương là hoàng đế sáng lập nhà Minh. Vì muốn biết đời sống của người dân ra sao nên Chu Nguyên Chương rất thường đi vi hành.

Một ngày xuân nọ, Chu Nguyên Chương đi vi hành đến một thôn làng nằm ở sâu trong núi. Ở đây, ông gặp một người đang chăm sóc vài thùng nuôi ong, dáng vẻ khi làm việc rất tỉ mỉ, chăm chỉ. Thấy vậy, hoàng đế liền tiến tới hỏi chuyện: “Lão bá, một năm lão bá thu hoạch mật ong bao lần vậy?”

Lão báo nuôi ong thấy có người đến hỏi cũng không giấu giếm gì, liền trả lời: “Hai mùa xuân hạ có nhiều hoa, ong hút mật dễ dàng nên mỗi tháng tôi đều đến lấy mật. Đến mùa thu, hoa rất ít, chỉ có mỗi hoa cúc nở nên mỗi lần tôi chỉ lấy ba phần, để lại bảy phần cho ong làm thức ăn. Có như vậy bầy ong mới có thể sống qua mùa đông. Mà ong có sống qua mùa đông thì sang năm thì tôi mới đỡ vất vả, chỉ việc thu mật, không phải xây dựng lại đàn ong”.

Dao-ly-tham-sau-tu-nguoi-nuoi-ong-khong-phai-ai-cung-hieu-3

Chu Nguyên Chương nghe vây lại tiếp tục hỏi: “Những người khác cũng nuôi ong như lão bá sao?”

Lão báo nuôi óng lại trả lời: “Không phải như vậy, có rất nhiều người khi nuôi ong dù là lúc xuân hạ hay mùa thu họ cũng không chừa lại cho ong chút mật nào. Không có lương thực thì làm sao mà lũ ong có thể sống sót qua mùa đông, ong dù không chết cũng bỏ đi. Những người như vậy có thể trong năm sẽ thu hoạch nhiều tôi nhưng đến sáng năm lại phải tốn công xây dựng lại đàn ong từ đầu. Như thế vừa vất vả lại nhiều rủi ro. Nhưng những người đi tìm mật ong rừng thì họ lại có những quy tắc gần tương tự với tôi. Khi họ lấy tổ ong rừng, không được lấy toàn bộ, phải để dành lại một chút để đàn ong có chỗ mà sinh sống.

Đạo lý thâm sâu từ người nuôi ong

Nghe xong câu chuyện của người nuôi ong, Chu Nguyên Chương rất cảm khái. Ngẫm nghĩ một hồi ông rút ra được một đạo lý thâm sâu: Cai trị thiên hạ cũng giống như nuôi ong lấy mật vậy. Triều đình không thể quá chèn ép, sưu cao thuế nặng, càng không thể không nghĩ đến việc người dân sẽ sinh sống ra sao. Bởi nếu làm vậy dân chúng làm sao có thể chịu được. Dân đói khổ thì cũng kiếm đâu ra tiền mà đóng thuế cho nhà nước? Ôi! Tận thu có thể đem đến cái lợi của một năm, nhưng cái hại kéo dài không biết đến bao giờ mới hết.

Dao-ly-tham-sau-tu-nguoi-nuoi-ong-khong-phai-ai-cung-hieu-2

Người và ong có một mối quan hệ cộng sinh với nhau. Nếu người để cho ong một con đường sống, thì tương lai ong lại cung cấp mật cho người. Tuy đây chỉ là quy tắc của những người đi lấy mật, nhưng nó cũng là đạo lý thâm sâu có thể áp dụng được trong mọi mặt khác của đời sống. Người với thiên nhiên hay người với người, đều là những mối quan hệ cộng sinh qua lại, đều phải dựa vào nhau để tồn tại. Nếu quá tham lam, muốn vắt kiệt người khác, thì cũng chỉ vắt được một lần. Hãy nhớ một điều rằng, thỏ hết thì sói cũng chết đói.

Xem thêm: Sự kiên nhẫn và cách gặt hái những thành công từ nó!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận