Vượt nghịch cảnh, cô giáo khuyết tật “truyền lửa” cho nhiều người cùng cảnh ngộ

Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ

Diệu Nguyễn
15:00 12/08/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ khi còn nhỏ, nhìn đôi bàn tay chỉ có 1 ngón, cô bé Hương đã ý thức được sự khác biệt của mình so với mọi người xung quanh. Nhưng với sự lạc quan, Hương coi chỉ coi những khiếm khuyết ấy là sự bất tiện trong cuộc sống. Động lực lớn nhất giúp Hương vượt qua mọi khó khăn là tình yêu thương của gia đình, đặc biệt là bố. Người đã luôn đồng hành cùng con gái trên hành trình vượt qua khó khăn, theo đuổi ước mơ đời mình.

Từ nhỏ, chị Hương đã ước mơ trở thành cô giáo để giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn giống mình. Biết được ước mơ của con gái, bố chị Hương đã không quản khó khăn dạy con đọc sách, viết chữ. Thời gian đầu luyện viết, các khớp tay co cứng khiến chị Hương không khỏi bật khóc vì đau đớn. Nhưng nhờ có bố luôn ở bên động viên, chị Hương không chỉ biết viết, chữ cũng càng ngày càng đẹp hơn. Không những vậy, chị còn có thể làm mọi việc trong sinh hoạt giống như mọi người bình thường.

co-giao-khuyet-tat-truyen-lua-cho-nhieu-nguoi-cung-canh-ngo (1)

Dù là học rất giỏi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn chị Hương không thể theo học hết cấp 3. Nghỉ học, chị Hương nhờ bố mua sách dạy may rồi mua thêm một chiếc máy khâu để học nghề. Học may đối với người bình thường đã khó, huống hồ gì với đôi bàn tay chỉ có 1 ngón như của chị Hương. Nhưng sau sự cố gắng không ngừng nghĩ, chị Hương đã có thể sử dụng thành thục máy khâu và may vá quần áo cho mọi người. Ban đầu chỉ là quần áo trong gia đình, hàng xóm, rồi tiếng lành đồn xa ngày càng có nhiều người tìm đến chị Hương để may đo.

Sau khi có công ăn việc làm ổn định, chị Hương lại nghĩ: “Tại sao mình chỉ ở trong nhà mà không ra ngoài xã hội để mở rộng tầm mắt?”. Chính suy nghĩ ấy đã thôi thúc chị Hương đến với trung tâm “Vì ngày mai”, nơi giúp chị gặp được những người bạn đồng cảnh ngộ. Thời gian đầu ở trung tâm, chị Hương học làm nghề thủ công. Sau khi nhận thấy khả năng học hỏi nhanh và sự chỉn chu trong công việc, chị Hương được trung tâm mời tham gia giảng dạy kỹ năng may vá cho những người khuyết tật khác.

Nhờ cơ duyên này, chị Hương đã trở thành cô giáo khuyết tật, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng may vá cho các học viên. Không chỉ vậy, chị còn là tấm gương sáng truyền lửa cho học viên, giúp họ có thêm nghị lực sống và niềm tin vào bản thân. Nhờ sự ân cần, tận tâm của cô giáo Hương mà nhiều người đã có được công việc và cuộc sống ổn định.

Chia sẻ về mong ước trong tương lai, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Hương hy vọng bản thân sẽ có nhiều sức khỏe để tiếp tục học hỏi, giảng dạy và cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng người khuyết tật.

Theo VTV

Xem thêm: Đi thêm bước nữa – Câu chuyện đáng suy ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận