Vẻ đẹp vượt thời gian ở Thánh địa Mỹ Sơn - vùng đất cổ linh thiêng

Thánh địa Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng giữa lòng miền Trung, trở thành địa điểm du lịch hot suốt nhiều năm qua. Vinh dự lọt top 10 khu đền đài đẹp và nổi tiếng nhất của Đông Nam Á, Mỹ Sơn là điểm đến linh thiêng, thu hút du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng mỗi ngày.

Minh Hằng
17:14 04/11/2021 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn

Nằm cách thành phố Đà Nẵng tầm gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Quần thể di tích được bao bọc bởi một thung lũng có đường kính 2 mét và xung quanh là núi đồi hùng vĩ.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-chieu-dai-co-1

Bị quên lãng trong một thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á cổ xưa đã bị biến mất.

Khu di tích này là tổ hợp của hơn 70 công trình kiến trúc và nằm rải rác trên các ngọn đồi trùng điệp, phản ánh văn hóa truyền thống của người Chăm Pa cổ. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn chính là nơi cúng tế và là lăng mộ chôn cất của hoàng thân quốc thích trong Vương triều Chăm Pa trong suốt giai đoạn từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-chieu-dai-co-2

Theo nhiều thông tin ghi lại rằng, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kể thứ IV. Khi đó vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua đầu tiên của vùng Amaravati lúc bấy giờ. Ông đã được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua của hoàng tộc. 

Lịch sử của Thánh địa Mỹ Sơn

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc – thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa – thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-chieu-dai-co-3

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Kiến trúc của Thánh địa Mỹ Sơn

Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI – giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-4

 (Ảnh: dozechiu)

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva.

Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần.[1] Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu.

Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva – thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-5
(Ảnh: dozechiu)

Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn.

Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X. (Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm) thông tin này không chính xác.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-7
(Ảnh: dozechiu)

Bảo tồn Thánh địa này

Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ – gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.

Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng Tuesday dược thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-7

Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.

Đến Thánh địa Mỹ Sơn nên tham quan những gì?

1. Đền Kalan

Đền Kalan là nơi thờ thần Linga hay còn gọi là thần Shiva đây là một vị thần tối cao trong tín ngưỡng Hindu. Đền Kalan có chiều cao lớn 24m và được bao xung quanh bởi 6 tháp phụ, cũng là một trong những khu tháp cổ chính của di tích du lịch Thánh địa Mỹ Sơn.

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-8

2. Tháp Cổng

còn được biết đến là tháp Gopura là ngọn tháp nằm ngay ở phía trước tháp Kalan. Đặc điểm nhận biết của tháp Gopura chính là có hai mở cửa thông nhau theo hai hướng Đông và Tây. Phóng tầm mắt từ ngọn tháp này, bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn trong ánh chiều tà, đẹp và huyền ảo vô cùng.

3. Tháp Mandapa

Ngọn tháp này có lối kiến trúc độc và lạ được xây dựng theo hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, đây được chọn làm nơi đón những vị khách hành hương đến dâng lễ vật.

Khi tham quan tháp Mandapa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những  đường nét chạm trổ đầy tinh tế và tinh xảo thủ công của người xưa, ngắm nhìn những hoa văn được điêu khắc nghệ thuật trên cổng tháp và đây một là một background “sống ảo” không thể hoàn hảo hơn trong khu di tích này đấy.

4. Xem các chương trình biểu diễn văn nghệ ở Thánh địa Mỹ Sơn

ve-dep-vuot-thoi-gian-cua-mot-trieu-dai-co-9

Nếu lịch trình của bạn may mắn đến đúng dịp lễ hội thì ngoài việc khám phá các di tích cổ độc đáo trên, bạn còn có cơ hội hòa mình vào lễ hội Katê đặc sắc của người Chăm diễn ra tại khu du lịch Thánh địa Mỹ Sơn với các nghi lễ cúng bái cầu an, kiệu rước, nước rước, lễ phục và Katê,… Hơn thế nữa, khi vào dịp lễ sẽ có rất nhiều màn trình diễn văn nghệ, nhạc cụ dân tộc kết hợp các điệu múa hết sức uyển chuyển và điêu luyện của các nghệ sĩ, tiêu biểu nhất đó là điệu múa Apsara huyền ảo.

Đọc thêm: truyền thuyết ly kỳ về tượng đá nghìn năm tuổi ở thung lũng Bada - Indonesia

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận