Tại sao cổ nhân lại khẳng định không ai giàu có quá 3 đời?

Người xưa có câu: Không ai giàu ba họ. Vậy vì lý do gì mà không thể giàu có quá 3 đời trong khi có thể nghèo mãi mãi?

Thùy Nguyễn
15:00 26/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có thể thấy, thực tế thì vận mệnh của mỗi người đều không công bằng. Tuy nhiên, mọi người đều có thói quen cho rằng, thứ gì người khác có thì mình cũng có thể có. Bởi vậy, nếu người ta sống tốt hơn, vui vẻ hơn thì lập tức chúng ta sẽ cảm thấy ghen tị, cho rằng ông trời đối xử không công bằng. 

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao người phương Đông thường truyền tai nhau câu nói “không ai giàu ba họ” trong khi người phương Tây vẫn giàu hết từ đời này sang đời khác hay chưa? Việc này chắc hẳn bắt nguồn từ một câu chuyện ngày xửa ngày xưa. 

tai-sao-co-nhan-lai-khang-dinh-khong-ai-giau-co-qua-3-doi-1

Vào thời Hán, bên Trung Hoa có một vị quan lớn. Thời ấy, quan lớn đều là tầng lớp quý tộc hoặc Hoàng thân quốc thích. Người bình dân đối với việc làm quan là “không có cửa”. Từ nhỏ, những người này đã được phong đất, nắm trong tay sản nghiệp lớn, hiểu biết rộng, nắm chức vụ cao trong xã hội và được mọi người quý trọng.

Ở thời nhà Hán, đa số những người thuộc hàng quan lại, quý tộc đều hiểu biết ít nhiều về thuyết âm dương và vận mệnh con người. Vị quan lớn này có gia sản đồ sộ, con cháu đầy đàn nhưng trong lòng lại luôn vương vấn nỗi u sầu không tên. Chính vì nguyên nhân này, mặt ông lúc nào cũng tỏ vẻ lo lắng, thường xuyên thở dài. 

tai-sao-co-nhan-lai-khang-dinh-khong-ai-giau-co-qua-3-doi-2

Một lần, quan lớn tình cờ gặp một lão nông. Thấy ông buồn rầu, lão nông dân liền hỏi: “Ngài giàu có như thế, tiền của con cháu tiêu mấy đời cũng không hết, đáng lẽ phải không buồn không lo, sao cứ mãi thở dài?”

Vị quan lớn liền trả lời: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, cứ đời sau lại không bằng đời trước, đúng là không thể giàu quá ba đời. Lúc cháu trai bằng tuổi ta rất có thể gia sản đã tiêu tán hết, thậm chí còn có họa sát sinh”.  

Thấy lão nông dân vẫn không hiểu, quan lớn giải thích tiếp: “Ta đã quan sát và đoán biết được, trong gia tộc của ta, thế hệ sau từ nhỏ bọn chúng đã sung sướng quen rồi, tùy tiện mà làm xằng làm bậy, dưỡng thành thói quen hưởng thụ. Hai đời sau, việc gì bọn chúng cũng không làm, cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Cứ nhận thức như vậy, sớm hay muộn bọn chúng cũng bị vong bại thôi.”

xong rồi, quan lớn chỉ vào lão nông mà tiếp rằng: “Ông sống đến ngần này tuổi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Dù hiện tại ông khổ bao nhiêu, sau này con cháu cũng được hưởng âm đức của ông mà giàu sang, sung sướng bấy nhiêu”. 

tai-sao-co-nhan-lai-khang-dinh-khong-ai-giau-co-qua-3-doi-3

Từ câu chuyện này có thể rút ra một đạo lý, giàu và nghèo đều có sự tiến hóa. Nếu một người biết tích lũy và cần kiệm thì tự nhiên sẽ được hưởng thụ, phú quý đầy mình. Nếu chỉ mải lo hưởng thụ, sau này tự nhiên sẽ khó khăn, bần cùng. 

Bởi thế, người xưa mới có câu rằng: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ” với hàm ý nguyên răn rằng: dù là Vương hầu đi chăng nữa thì không phải trời sinh đã có địa vị cao quý. Họ đều là những người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã giàu có, sung sướng nhưng nếu chỉ mải mê phóng túng bản thân, đến khi hưởng hết phúc thì sẽ trở nên nghèo khổ.

Ngoài ra còn có câu “Phúc bất tận hưởng”, tức là nếu có phúc thì không nên hưởng hết mà phải biết bồi đắp; bởi khi hưởng hết phúc thì sẽ là họa ập đến. 

Xem thêm: Câu chuyện ít người biết phía sau 2 câu thành ngữ nổi tiếng 'Cẩu vĩ tục điêu' và 'Kê khuyển thăng thiên'

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận