Câu chuyện ít người biết phía sau 2 câu thành ngữ nổi tiếng 'Cẩu vĩ tục điêu' và 'Kê khuyển thăng thiên'

Cẩu vĩ tục điêu và Kê khuyển thăng thiên đều là hai câu thành ngữ nổi tiếng, ý nghĩa ẩn dụ của chúng bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa.

Thùy Nguyễn
15:00 23/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong Hán ngữ, cẩu vĩ là đuôi chó, kê khuyển là gà chó. Để tìm hiểu về ý nghĩa của hai câu thành ngữ nổi tiếng Cẩu vĩ tục điêu và Kê khuyển thăng thiên của Trung Quốc cần phải hiểu về câu chuyện ngày xưa.

Ý nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện xưa

Chuyện xưa kể rằng, vào thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, tướng Hàn Thế Trung cùng các quan hầu cận vua đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng để trang trí cho đẹp. Điêu là một loài chuột (chồn mactet) to như con rái cá, dài hơn một tấc, đuôi to lông rậm, có màu vàng và đen, lớp da làm áo mặc rất ấm. Điêu vô cùng quý hiếm, thế nên bậc quyền quý thường được gọi là nhị điêu còn hoạn quan là điêu đang.

Năm 265, Tư Mã Viêm lật đổ nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn và tự xưng là Tấn Vũ Đế, phong cho Tư Mã Luân làm Lang Tà quận vương. Theo như Tấn thư, mục Triệu Vương Luân liệt truyện có ghi, Tư Mã Luân còn không tiếc tặng vàng bạc, ban chức cho hàng trăm vị quan để thu phục triều thần.

y-nghia-2-cau-thanh-ngu-cau-vi-tuc-dieu-va-ke-khuyen-thang-thien-1

Thậm chí, những nô lệ của kẻ hầu cận cũng được Tư Mã Viêm phong tước, một bước lên mây. Do phong tước quá nhiều, đuôi điêu không đủ để gắn vào mũ nên Tư Mã Viêm đã dùng đuôi chó để thay thế.

Việc này khiến người đời chế giễu, nói là “điêu bất túc, cẩu vĩ tục”, tức là đuôi điêu không đủ nên phải lấy đuôi chó bù vào. Cũng từ đó, câu Cẩu vĩ tục điêu ra đời, dùng để chế giễu việc phong chức quá lạm, sử dụng kẻ kém tài thay cho người giỏi. 

Thành ngữ này tương đương với câu tục ngữ nào ở Việt Nam?

Sau này, câu Cẩu vĩ tục điêu còn được dùng với mục đích ẩn dụ, nói về hai phần không cân xứng - điều xấu đằng sau điều tốt. Ý nghĩa này chủ yếu dùng để chỉ các tác phẩm văn học. Đồng nghĩa với Cẩu vĩ tục điêu là thành ngữ Phật đầu trước phẩn, nghĩa là bỏ phân ở đầu tượng Phật, ý chỉ cái tốt bị cái xấu làm nhơ nhuốc.

Bên cạnh đó, khi một người làm quan thì không chỉ con cháu mà cả họ hàng cũng được nhờ vả, thơm lây. Bởi vậy, câu nói Nhất nhân đắc đạo, kê khuyển thăng thiên (một người làm quan, cả họ được nhờ - gà chó lên trời) ra đời. Từ thời xưa, câu nói này đã được ghi chép trong bộ Luận Hành, quyển Đạo Hư của Vương Sung đời Đông Hán. 

y-nghia-2-cau-thanh-ngu-cau-vi-tuc-dieu-va-ke-khuyen-thang-thien-2

Kê khuyển thăng thiên đồng nghĩa với thành ngữ Hoài Nam kê khuyển, liên quan đến chuyện về Lưu An - quốc vương nước Hoài Nam thời Tây Hán. Được biết, vị vua này vốn đọc nhiều sách nhưng lại u mê sách của Đạo giáo, luôn muốn tìm thuốc trường sinh để bất tử với đất trời. 

Ông đi khắp nơi, tìm kiếm những pháp sư có kỹ năng ma thuật huyền diệu. Cuối cùng, ông gặp một vị tiên ban cho cách tinh chế tiên dược, đến khi uống vào sẽ trường sinh đời đời. Khi thuốc tiên luyện xong, Lưu An tắm rửa thay quần áo sạch sẽ, sau đó thắp hương cầu nguyện rồi mới uống thuốc và bay lên trời. Khi Lưu An thành tiên, thuốc trường sinh còn vương vãi trong sân được gà chó của ông ăn hết. Chúng cũng bay lên trời và trở thành thần. 

Hiện tại, ở Trung Quốc vẫn phổ biến câu Cẩu vĩ tục điêu với hàm ý là bổ nhiệm chức vụ bừa bãi, tài năng không tương xứng, bất tài mà làm được chức to; còn câu Nhất nhân đắc đạo, kê khuyển thăng thiên tương ứng với câu tục ngữ Một người làm quan cả họ được nhờ của Việt Nam. 

Xem thêm: Người xưa thường có câu "nhũn như con chi chi", vậy con chi chi là con gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận