Những vị vua có công lớn trong việc cải cách giáo dục nước nhà

Qua hàng nghìn năm lịch sử, nền giáo dục đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, 3 vị vua dưới đây có công lớn trong việc cải cách giáo dục nước ta.

Thùy Nguyễn
07:00 08/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức tổng cộng 184 kỳ thi, lấy 2.785 người đỗ đại khoa tính từ kỳ thi đầu tiên năm 1075. Năm 1919 dưới thời vua Khải Định, kỳ thi nho học cuối cùng của nước ta được tiến hành.

Qua hàng nghìn năm lịch sử, nền giáo dục đã có nhiều thay đổi. Trong đó, 3 vị vua dưới đây có công lớn trong việc cải cách nền giáo dục nước ta.

Lý Nhân Tông khởi xướng nền giáo dục nước nhà

Triều Lý chính là triều đại phong kiến đầu tiên ở nước ta xác lập hệ thống giáo dục khoa cử. Năm 1070, nhà Lý tiến hành xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Chỉ 6 năm sau đó, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám với mục đích đào tạo con em quý tộc.

nhung-vi-vua-co-cong-lon-trong-viec-cai-cach-giao-duc-nuoc-nha-1

Bên cạnh đó, triều Lý còn quan tâm việc tổ chức thi cử để chọn lựa nhân tài – điều mà những triều đại trước đó chưa làm được. Tháng 2/1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức dưới thời vua Lý Nhân Tông, được gọi là thi Minh kinh bác học.

Trong kỳ thi này đã có hơn 10 người trúng tuyển, trong đó đỗ đầu là Lê Văn Thịnh, người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh). Đây cũng là thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Hồ Quý Ly đưa Toán học vào thi cử

Dù chỉ tồn tại vỏn vẻn 7 năm nhưng nhà Hồ (1400-1407) vẫn có nhiều cải cách được ghi nhận. Đặc biệt, ngay từ khi chưa lên ngôi, Hồ Quý Ly đã rất quan tâm đến giáo dục và thi cử.

Năm 1396, ông cho sửa lại chế độ thi cử. Cụ thể, ông đặt kỳ thi hương ở địa phương còn thi hội ở kinh thành. Để sắp xếp và phân chia thứ bậc, những người thi hội phải làm thêm một bài văn do vua đề ra. Trong 4 trường thi, ông bỏ trường thi ám tả cổ văn, thay bằng thi kinh nghĩa, đồng thời đặt thêm trường thứ năm thi Toán và viết chữ.

Do đó, ông chính là người đầu tiên đưa Toán học vào thi cử - một quyết định vô cùng tiến bộ thời bấy giờ. Năm 1400, ngay sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã mở khoa thi, chọn được 20 người tài. Nguyễn Trãi xếp hạng thứ 4, đỗ Thái học sinh.

Quang Trung - Nguyễn Huệ lấy chữ Nôm thay cho chữ Hán

Là người có tầm nhìn xa trông rộng, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có nhiều cải cách giúp đất nước trở nên cường thịnh. Đặc biệt, chữ Nôm vốn đã bị mai một sau khi nhà Hồ sụp đổ đã được vua Quang Trung khôi phục và phổ biến rộng rãi.

nhung-vi-vua-co-cong-lon-trong-viec-cai-cach-giao-duc-nuoc-nha-3

Ông cho lập Sùng Chính viện, mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Sùng Chính viện có vai trò dịch chữ Hán sang chữ Nôm, nhằm đưa chữ Nôm lên làm quốc ngữ, thay cho chữ Hán.

Khoa cử và các kỳ thi quan trường đều sử dụng chữ Nôm. Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức dưới thời vua Quang Trung. Đây được coi là thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Thời này, văn chương sang tác bằng chữ Nôm phát triển rất mạnh. Hàng loạt tác phẩm có giá trị ra đời, tiêu biểu có thể kể đến như các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Hoa Tiên truyện, Mai Đình mộng ký, Chinh phụ ngâm…

Vua Quang Trung đã có loạt cải cách đúng đắn về giáo dục, minh chứng cho ước nguyện xây dựng một nền giáo dục mang đậm bản sắc dân tộc, vươn lên sánh vai cùng các nước đương thời. Động thái này cũng giúp nâng cao ý thức độc lập tự cường cho nhân dân.

Xem thêm: 10 vị đế vương vang danh sử Việt, giặc ngoại bang vừa nghe tên đã "kinh hồn bạt vía"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận