Loạt ảnh chân thực mô tả kiểu tóc truyền thống của người Việt xưa

Cái răng cái tóc là góc con người, thế nên từ xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc giữ gìn mái tóc. Kiểu tóc người Việt xưa mộc mạc, đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Thùy Nguyễn
13:00 14/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tùy theo thời kỳ lịch sử, kiểu tóc người Việt cũng có sự thay đổi. Dưới thời Lý, Trần, đàn ông để tóc ngắn đầu trần, còn đàn bà để tóc dài hơn đàn ông độ 1 tấc. Đàn ông dùng khăn quấn kín đỉnh đầu. Thời Lê, khi đối diện người có địa vị cao hơn thì để tóc dài chuốt sáp gọn ra phía sau. Khi làm điền, đi sứ, làm việc nặng thì mọi người búi tóc chuy kế.

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-2
Kiểu búi tóc của phụ nữ Việt xưa

Thúc phát của nữ giới xuất giá sẽ có 2 kết để cài trâm lên ước phát, buộc phần dưới của hợp phát, thả 2 đầu ách ti. Còn thúc phát của bé gái chưa đến tuổi cập kê sẽ tạo kiểu nha đầu, thả 1 phần tóc sau gáy. Khi được tuyển vào cung đình, nữ giới vẫn để kiểu tóc nha đầu. Gia nhân thì kết 1 búi to ở phía trước, thị nữ sau tập sự thì búi hình thỏ còn nữ quan và quý tộc búi ước phát cài trâm.

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-4
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-3
Kiểu vấn tóc của phụ nữ Huế thập niên 1920

Tùy theo địa vị và tuổi tác, đàn ông và đàn bà sẽ dùng khăn phù hợp theo điển lệ. Trước khi đội các loại lạp, quân đội triều đình phải đeo trách coi như tiện phục.  

Dưới thời Nguyễn, bé gái kết kiểu tóc nha đầu, bé trai thì đeo khăn ngũ sắc trùm kín tai. Đàn bà ở phía Nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to sẽ đẹp hơn.

Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu, dùng quấn quanh đầu để giữ chặt búi tóc. Trong đó, số 5 tượng trưng cho ngũ thường, số 7 là vía người đàn ông. Khăn đàn ông chỗ chân tóc trên trán xếp thành dạng chữ nhất (Hán Tự: 一) hay chữ “nhân” (人), nếp trái đè lên nếp phải.

Đàn bà Bắc Bộ có kiểu tóc cuộn vào trong khăn, quấn một vòng quanh đầu. Thông tục, búi tó gọi là búi tó củ hành hay búi tó củ kiệu. Phụ nữ có chồng sẽ trùm thêm khăn đen mỏ quạ khi ra ngoài. 

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-5
Phụ nữ có chồng trùm thêm khăn đen mỏ quạ khi ra ngoài
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-6
Một người phụ nữ vấn tóc

Người Việt còn dùng nhiều loại nón như nón quai thao, nón ngựa, nón cụ. Trong đó, nón Thượng là loại mũ của người phụ nữ An Nam xưa. Loại nón này được làm ở làng Việt Yên Thượng (Hà Tĩnh). Ở miền Bắc Trung Kỳ, nón Thượng còn được gọi là nón Nghệ (nón của Nghệ An).

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-7
Nón cô dâu (nón Thượng) trong đám cưới ở Nam Kỳ năm 1935

Xưa kia, nón thượng rất được các quý bà Huế ưa chuộng. Cấu tạo nón bằng cốt tre lợp lá cọ, hình dạng tròn bẹt, vành nón thẳng đứng xuống. Đường kính nón khoảng 0m70, chiều cao vành 0m08. Giữa và phía trong nón có một cái chụp gọi là “cái sua” bằng tre đan, có đường kính 15cm và cao 5cm. 

Trong những ngày thường, quai nón làm đơn giản bằng một sợi dây gai hoặc lụa. Trong những ngày lễ hội, những sợi dây này được thay bằng quai nón, được gọi là “bội quai” màu đỏ. Bộ quai gồm 24 sợi lụa kết lại với nhau, mỗi sợi có đường kính 2mm. Quai kết thành 2 nhánh, mỗi nhánh 12 sợi, nối lại phía đuôi bằng những tua dài cùng màu.

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-8
Những cô gái đang làm nón Thượng hay còn gọi là nón quai thao
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-9
Một phụ nữ Bắc Bộ đang đội nón

Phía trên quai nón có một móc gài bằng bạc, được chạm trổ để gắn vào 2 bên nón. Nó gồm một phần cố định và một phần di động. Trong đó, phần cố định có một lá mỏng kẹp ở sườn vành nón. 

Bộ phận di động có một cái khâu để xuyên quai nón, chạm trổ một con dơi tinh vi ở giữa 2 quả tròn bằng bạc. Tất cả thứ này thành một dây chuyền cùng một móc hình mỏ vịt, móc vào khâu của lá mỏng.  

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-11
Kiểu tóc trùm thêm khăn khi ra ngoài
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-10
Nón Thượng trong đám cưới ở Mỹ Tho những năm 1920-1929

Nếu nón Thượng dùng cho phụ nữ thì nam giới lại đội nón Gò Găng. Loại nón này làm bằng lá nhỏ và sáng, có hình chóp. Sau này, cả nam nữ đều ưa chuộng nón Gò Găng, thay thế luôn cho nón Thượng. 

loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-12
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-13
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-14
Một số kiểu búi tóc đẹp
loat-anh-ve-kieu-toc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-xua-15
Con gái ông Hoàng Trọng Phu - tổng đốc Hà Đông cùng kiểu búi tóc đặc biệt của phụ nữ Bắc Kỳ thập niên 1920

Xem thêm: Ngắm nhìn cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận