Giáo sư Đại học top 1 châu Á: 3 kiểu trẻ em thông minh giả, trưởng thành tương lai không mấy sáng sủa
Hầu hết cha mẹ đều quan tâm con mình có thông minh hay không, học tập ra sao, thành tích thế nào. Ai cũng mong con mình sau này có sự nghiệp vững chắc, trở thành "ông nọ bà kia".
Khi nhìn thấy những điểm nổi trội của con, cha mẹ đã vội mừng vì cho rằng con mình ắt có tương lai. Tuy nhiên, theo một vị giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Thanh Hoa - Đại học top 1 Trung Quốc và châu Á lại không cho là như thế.
Theo ông, sau khi quan sát nhiều thế hệ sinh viên, ông chỉ ra được 3 kiểu trẻ nhìn thì rất thông minh nhưng thực chất chỉ là thông minh giả tạo, tương lai khó làm nên việc lớn.
Thứ nhất, trẻ không thể tự chăm sóc mình
Trong cuộc sống, nhiều cha mẹ quá chiều chuộng con cái, khiến trẻ ỷ lại vào người khác. Dù thông minh, học giỏi, nhưng trẻ lại không có chí tiến thủ, ngay cả việc chăm sóc bản thân cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Những đứa trẻ mất đi sự chăm sóc của bản thân, dù bản thân có tài giỏi cỡ nào cũng khó lòng hòa nhập, bám trụ được trong môi trường đại học. Trên thế giới từng có nhiều trường hợp thiên tài, thần đồng bị đuổi học vì không biết lo cho bản thân. Câu chuyện của Ngụy Vĩnh Khang (sinh năm 1983, tại tỉnh Hồ Nam) chính là một minh chứng.
Ngụy Vĩnh Khang được coi là thần đồng từ năm 2 tuổi khi có thẻ học thuộc được 1.000 ký tự tiếng Trung; 4 tuổi học xong tiểu học, 8 tuổi thi đỗ trường trung học trọng điểm của tỉnh, 13 tuổi thu đỗ Đại học Tương Đàm với thành tích xuất sắc, 17 tuổi thi đỗ cao học tại Trung tâm nghiên cứu Vật lí cao cấp của Viện Khoa học Trung Quốc với thành tích xếp thứ hai.
Tuy nhiên, dù 17 tuổi nhưng Vĩnh Khang không thể tự ăn, tự tắm giặt nên đã bị đuổi học. Nguyên nhân bởi anh được cha mẹ chiều chuộng quá mức.
Thứ hai, trẻ có EQ thấp
Trẻ thông minh, học lực khá nhưng trí tuệ cảm xúc không cao cũng khó mà thành công. Những đứa trẻ này chẳng khác gì cỗ máy học tập, ở nhà chỉ biết đóng cửa đọc sách, không thể đụng tay vào việc gì lớn. Khi trưởng thành, trẻ sẽ trở nên đỏng đảnh, kỹ năng giao tiếp yếu kém, dù thông minh cũng không biết giao tiếp, không thể nắm bắt cơ hội.
Vì thế, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào thành tích của con mà còn chú trọng cả chỉ số EQ của con nữa. Hãy giúp con bộc lộ cảm xúc của mình một cách phù hợp, để con sống đúng với lứa tuổi thật của mình và có một tuổi thơ đúng nghĩa.
Thứ ba, trẻ có tư duy logic kém
Nhiều phụ huynh đều có cảm giác chung rằng, khi con học cấp 1, cấp 2 thường có điểm rất cao, điểm 9 và điểm 10 là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng khi con lên cấp 3, điểm số bỗng nhiên thấp đột ngột khiến cha mẹ lo lắng.
Thực tế, đây chính là biểu hiện của việc trẻ có khả năng tư duy logic kém. Cấp 3 khác với cấp 1 và cấp 2 bởi chương trình lúc này bắt đầu tập trung vào đọc hiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, những kiến thức cũng ngày càng phức tạp hơn trước.
Điều này phản ánh tầm quan trọng của tư duy logic. Năng lực tư duy logic chính là khả năng suy nghĩ chính xác, giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Đây chính là cốt lõi của khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em cũng như cấu trúc trí tuệ. Trẻ có tư duy logic sẽ học tập tốt hơn, sự nghiệp và cuộc sống sau này cũng suôn sẻ, hanh thông hơn.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Bloom đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện, nếu một người đạt được 100% trí thông minh ở tuổi 17, tức là họ đã đạt 50% trí tuệ ở tuổi lên 5. Sau đó, từ độ tuổi 5-7 chỉ tăng 30%, khi 7 tuổi chỉ tăng 20%. Từ những con số này có thể thấy được, giai đoạn tốt nhất để tăng cường trí thông minh cho trẻ là từ 0-7 tuổi. Đây cũng là lý do các bậc phụ huynh nên tranh thủ giúp con trau dồi khả năng tư duy logic càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Đừng vội quát mắng con: Những lời nói nhẹ nhàng sẽ hiệu quả hơn trong việc giáo dục con cái
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận