Chuyện gì cũng nói toạc ra, không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục

Nhiều người vì sống quá bản năng mà không biết kiềm chế cảm xúc của mình, để rồi hành động một cách thiếu suy nghĩ, gây nên những hậu quả khó lường trước.

Loan Nguyễn
15:32 21/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cuộc sống hằng ngày, việc kiềm chế cảm xúc của bản thân quả là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, muốn thành công, muốn thuận buồm xuôi gió, bạn không nên để cảm xúc dẫn dắt bản thân. Những cảm xúc bốc đồng, khó cưỡng lại ham muốn nhất thời, những sự chấp nhặt, giận dữ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.

Nhiều người vì sống quá bản năng mà không biết kiềm chế cảm xúc của mình, để rồi hành động một cách thiếu suy nghĩ, gây nên những hậu quả khó lường trước.

Vì sao nên học cách kiềm chế cảm xúc bản thân?

Con người sống ở đời, không phải nghĩ gì cũng nói toạc ra, thấy gì cũng kể ra, cảm xúc thế nào cũng bộc phát ra. Chúng ta nên tu dưỡng mỗi ngày, học cách kiểm soát cảm xúc của mình, kiềm chế trong mọi tình huống, như vậy mới mong cuộc đời suôn sẻ, vạn sự hanh thông.

kiem-soat-cam-xuc-ca-nhan-la-viec-can-ren-luyen-de-thanh-cong-1

Dưới đây là các lý do bạn nên học cách kiềm chế cảm xúc bản thân:

1. Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.

2. Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.

3. Hai năm học nói, cả đời học im lặng.

4. Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân.

5. Không thể vừa xấu, vừa lùn lại còn xấu tính đúng không? IQ đã thấp thì không thể khiến EQ cũng thấp theo được.

6. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.

7. Cãi nhau với em trai, tôi tức giận đưa tay đánh nó, nó khóc: "Sau này chị lên trường, em không bao giờ mong chị về nữa!" Nghe xong mà không thể giận nổi nữa. Bản thân tôi cứ hay làm quá tâm trạng mình, vậy nên thường xuyên làm tổn thương những người thân yêu nhất, gần gũi nhất.

8. Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề.

9. Sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Hồi bé cần nhịn đi chơi, cố gắng học hành. Lớn rồi nhịn thói lười biếng, cố gắng làm việc… Con gái nhịn ăn để giữ dáng. Con trai nhịn ham muốn, không để biến thành dung tục… Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.

10. Bố tôi vừa mua một cái smartphone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà ông mãi không hiểu, tôi nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy tôi ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!” Không biết khi ấy bố tôi đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy tôi học nói, dạy tôi ăn cơm… Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận.

kiem-soat-cam-xuc-ca-nhan-la-viec-can-ren-luyen-de-thanh-cong-2

11. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

12. Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.

13. Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu.

14. Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.

15. Bạn có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc không khống chế được tâm trạng, bạn đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào.

16. Vì tôi biết sau này tôi nhất định sẽ hối hận.

17. Bạn sẽ không biết được một lời buột miệng lúc nóng giận có thể tổn thương người khác như thế nào, kể cả đó là những người thân thiết nhất. Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc.

18. Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

19. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.

kiem-soat-cam-xuc-ca-nhan-la-viec-can-ren-luyen-de-thanh-cong-3

Học cách kiềm chế cảm xúc bản thân mỗi ngày như nào?

Chắc hẳn bạn đã nhận ra được những nguyên nhân khiến mỗi chúng ta nên học cách kiểm soát cảm xúc trong bất kỳ tình huống nào. Nói thì dễ, làm mới khó, không phải ai cũng đủ kiên trì và tỉnh táo để rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc. Tuy nhiên, gieo thói quen gặt tính cách, hãy bắng đầu thực hiện ngay từ hôm nay theo các cách sau để bạn không bị cảm xúc dẫn dắt.

Thiền định

Ngồi thiền chính là cách giúp kiềm chế cảm xúc bản thân vô cùng đơn giản mà mang lại hiệu quả. Bạn có thể thực hành thiền tại nhà hằng ngày để duy trì sự tĩnh tâm, rèn khả năng im lặng, nhẫn nhịn của bản thân.

Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.

Tập luyện thể thao

Việc thường xuyên duy trì các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Bên cạnh đó, thể dục điều độ còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

Nghĩ đến điều tích cực

Những điều vui vẻ, tích cực luôn mang lại năng lượng tốt cho chúng ta. Nếu bạn là người dễ khóc hoặc để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn.

kiem-soat-cam-xuc-ca-nhan-la-viec-can-ren-luyen-de-thanh-cong-4

Trò chuyện với mọi người

Trong quá trình giao tiếp với mọi người, chúng ta có cơ hội để quan sát và nhìn nhận mới thứ thấu đáo hơn. Nhìn vào ưu điểm của người khác để học tập, nhìn vào khuyết điểm của người khác để sửa chữa chính bản thân mình, đó mới là người khôn ngoan.

Muốn kiểm soát cảm xúc tốt, hãy thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là gia đình, bạn thân, người yêu… Từ đó, bạn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thấu hiểu, bao dung, vị tha hơn.

Viết nhật ký

Có rất nhiều điều bạn muốn chia sẻ nhưng chưa tìm được người khiến bạn thực sự tin tưởng. Hãy thử viết nhật ký mỗi ngày, ghi chép lại những điều quan trọng đã xảy ra. Đây là thói quen vô cùng lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn.

Nhật ký cá nhân là nơi tuyệt vời để chứa đựng các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự "viết ra" trong tâm trí của mình những cảm xúc… và "đọc" nó, nghĩa là "dõi theo" nó. Nhờ đó, bạn có thể lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Rất nhiều tình huống trong đời không được như mong muốn. Chúng ta không hẳn là phải kìm nén tất cả những cảm xúc của bản thân mà hãy biết thể hiện đúng nơi, đúng người để không gây hậu quả đáng tiếc. Khi bạn cố xả hết những cảm xúc với người khác, đâu phải ai cũng đủ bao dung rộng lượng lắng nghe bạn. Rất có thể, họ sẽ nghĩ xấu về bạn và không muốn tiếp tục kết giao với bạn, vô tình bạn sẽ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Kiềm chế cảm xúc, bộc lộ nó đúng cách đúng thời điểm sẽ giúp cho bạn tinh tế hơn trong giao tiếp và mối quan hệ với những người xung quanh được cải thiện hơn rất nhiều.

Xem thêm: Tĩnh lặng là sự tu dưỡng, cũng là cảnh giới cao thượng của người trí huệ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận