Khoan dung là tốt, nhưng khoan dung không đúng chỗ lại là dung túng cho cái ác

Không thể phủ nhận rằng "khoan dung" là một đức tính tốt đẹp của nhân loại, nhưng nếu không lý trí đặt đúng người đúng chỗ, thì sự "khoan dung" ấy có thể sẽ trở thành hành vi tiếp tay cho cái ác hại người.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "Nhà sư và con hổ"

"Tử Bất Ngữ" là quyển cổ thư Trung Quốc được viết bởi tác giả Viên Mai vào triều đại nhà Thanh. Trong đó, có kể lại câu chuyện về một nhà sư và một con hổ.

Một nhà sư nọ tu tại một ngôi chùa nhỏ. Một hôm, ông vào rừng thì phát hiện một con hổ con đang bị thương nặng. Vì thế, ông mang nó về chùa băng bó vết thương và tìm thảo dược chữa trị.

Sau nhiều ngày được điều trị, con hổ con đã dần khỏe lại. Hổ đã quen với nhà sư nên lúc nào cũng quanh quẩn bên ông. Nhà sư cũng sinh tâm mến con vật nên quyết định giữ nó lại chùa để nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, người dân gần đó biết việc này đều rất lo sợ. Họ khuyên nhà sư nên nhân lúc con hổ vẫn chưa trưởng thành mà mang nó trả về rừng núi.

Nhà sư một mực khẳng định: "Tôi đã cứu mạng nó và nuôi dưỡng nó, ắt là nó sẽ không bao giờ quên điều đó".

Thời gian dài sau đó, hổ con nay đã trưởng thành, thỉnh thoảng đi lại trong chùa nó gầm gừ rất dễ sợ. Có lúc, nó nhìn nhà sư chằm chằm khiến ông cũng kinh hãi. Nhưng hễ nhà sư quát mắng, thì con hổ hơi có vẻ e dè, nó ngần ngừ một lúc rồi cũng chịu nằm xuống, có điều càng ngày con vật này càng khó bảo hơn.

Đến một ngày nọ, con hổ bất ngờ trừng mắt nhìn nhà sư. Cho dù nhà sư quát mắng thế nào nó cũng không sợ. Nhà sư toan chạy ra cửa thì không kịp nữa, con dã thú đã nhào đến x.é x.ác và ă.n t.hịt ông.

khoan-dung-khong-dung-cho-lai-la-dung-tung-cho-cai-ac-1

Có thể thấy, sau nhiều gần nhẫn chịu, cuối cùng thú tính của con hổ cũng đã bộc phát. Con người có thể yêu thương và chăm sóc cho động vật, nhưng cần hiểu rằng người và động vật tuyệt đối không phải là đồng loại. Dã thú không có tiêu chuẩn về đạo đức và tâm tính như con người, mặc dù chúng cũng có thể có một số tình cảm nhất định, nhưng điều đó không thể che đi bản năng của chúng.

Cho dù con người hết lòng chăm lo và thân thiết với động vật, thì cũng không thể đảm bảo rằng một ngày nào đó thú tính của chúng không trỗi dậy.

Giống như con hổ trong câu chuyện kia, khi bản năng nổi lên thì càng ngày càng không thể kiềm chế được. Mặc dù nó cũng biết rằng nhà sư là ân nhân của nó nên đã cố gắng nghe lời ông, nhưng rốt cuộc hổ dữ vẫn là hổ dữ, dã tính thích cắn xé và ă.n t.hịt sống của nó không thể cảm hóa được.

Câu chuyện "Ếch và Bọ Cạp"

Chuyện kể rằng, bọ cạp muốn qua sông nhưng không biết bơi, vì thế nó nhờ một con ếch gần đó chở nó qua.

Con ếch nói: "Ta không chở đâu, vì ai cũng biết ngươi là loài độc, nếu ra giữa sông ngươi chích vào lưng ta một phát thì sao?".

Con bọ cạp đáp: "Ta dại gì mà làm vậy? Nếu làm ngươi đau thì ngươi lặn xuống cho ta chết đuối sao?".

Nghe bọ cạp nói cũng có lý nên ếch bèn đồng ý chở bọ cạp qua sống. Tuy nhiên, ra tới giữa sông, con bọ cạp bất ngờ chích mạnh vào lưng con ếch một phát. Con ếch giật mình, cảm thấy đau đớn và choáng váng, liền lặn xuống nước, làm con bọ cạp cũng chìm nghỉm.

Con ếch bị trúng độc nặng, lúc ngắc ngư sắp chết, thấy con bọ cạp đang giãy giụa trong nước, nó liền oán hận hỏi: "Ngươi thừa biết nếu chích ta thì cả hai sẽ cùng chết, tại sao ngươi vẫn làm vậy?".

Bọ cạp vừa vùng vẫy vừa trả lời: "Ta cũng đã cố gắng không làm vậy, nhưng ta không thể không làm, vì chích kẻ khác là bản năng của ta".

khoan-dung-khong-dung-cho-lai-la-dung-tung-cho-cai-ac-2

Xét cho cùng, bản thân bọ cạp mang toàn chất độc. Đó là bản chất đã tồn tại sẵn, không thể nào thay đổi được. Những kẻ được gọi là "người xấu" cũng giống như con bọ cạp, họ cứ phóng túng cho bản thân làm những việc xấu nhỏ nhặt, quen tay rồi thì làm những chuyện xấu to hơn, cứ như vậy.

Đến một ngày, khi nhận ra bản thân là người xấu, thì họ đã không có cách quay đầu nữa. Không phải vì người ngoài không cho họ cơ hội sửa sai, mà là vì những chuyện xấu kia đã trở thành "bản năng" của họ mất rồi. Ngay cả khi, họ biết rõ hại người cũng là hại chính mình, họ cũng không thể cưỡng lại được nữa. Những người như vậy rất đáng thương, nhưng cũng không thể tha thứ được.

Cả hai câu chuyện trên đều có chung thông điệp, đó chính là không phải lúc nào "khoan dung" cũng có thể cảm hóa được kẻ ác. Chúng ta chỉ nên cho cơ hội đối với người đã thật tâm hối cải, nhưng không phải ai cũng có khả năng hối cải.

Nhà sư và con ếch đã khoan dung cho con hổ và con bọ cạp kia, cuối cùng họ đã phải trả giá bằng chính sinh mệnh của mình. Khoan dung với tà ác không phải là nhân từ mà chính là trợ giúp chúng hại nhiều người lương thiện hơn nữa.

Xem thêm: Sống ở đời lương thiện cần có đầu óc, khoan dung cần có giới hạn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Con người sống nơi thế gian quan trọng ở cái tâm. Khi tâm luôn bị danh lợi chi phối người ta sẽ vì có lợi mới vui, mất lợi sẽ buồn phiền, đau khổ. Nhưng "có được tất có mất" là chân lý của thế gian, vì thế cùng với vui vẻ khi được con người cũng cần học cách chấp nhận khi mất.

'Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung' là cảnh giới của bậc trí giả
0 Bình luận

Albert lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, cậu nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói: "Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này"…

Đôi bàn tay nguyện cầu - Câu chuyện cảm động phía sau một kiệt tác
0 Bình luận

Lòng dạ con người quá khó để nhìn thấu, nhưng chỉ cần dùng tâm thì ít nhiều cũng có chút dấu vết. Đây là một số dấu hiệu giúp bạn biết được đối phương có thật lòng với mình không.

Lời dạy cao nhân: 20 cách nhìn thấu nội tâm người khác không bao giờ sai
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 02/05
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất