Phép màu sẽ đến với những người biết cho đi - câu chuyện ý nghĩa giúp ta thêm tin vào nhân quả ở đời
Giữa cuộc sống bộn bề, cần lắm những hạnh phúc giản đơn, những tia sáng ấm áp lan toả nhẹ nhàng trong trái tim của mỗi người. Hãy cho đi khi còn có thể bạn nhé.

Có một cậu bé nghèo chuyên bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Một buổi trưa, bụng cậu đói cồn cào mà trong túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu bé liều xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó.
Khi thấy một cô bé ra mở cửa, cậu giật mình xấu hổ. Thay vì xin cái gì đó để ăn, cậu đành ngậm ngùi xin một ly nước để uống. Trông cậu bé có vẻ đang đói nên cô bé bưng ra một ly sữa lớn.
Sau khi uống xong ly sữa, cậu bé hỏi: "Tôi nợ cô bao nhiêu?".
"Anh không nợ tôi gì cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt", cô bé trả lời.
Cậu bé vô cùng xúc động, cảm ơn cô bé rồi rời đi. Kể từ đó, cậu bé Howard Kelly đã thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều.

Thời gian trôi qua, nhiều năm sau, cô bé không may bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Cáс báс sĩ trong vùng đều bó tay và chuyển cô lên Bệnh viện trung tâm thành phố để cáс chuyên gia chữa trị.
Tiến sĩ Howard Kelly được mời khám cho cô gái. Khi nghe tên địa chỉ nhà của bệnh nhân, một tia sáng lóe lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và ngay lập tức nhận ra cô bé ngày nào.
Ông đã cố gắng hết sức để cứu cô gái này. Sau thời gian dài, căn bệnh của cô gái cuối cùng cũng may mắn qua khỏi. Trước khi tờ hóa đơn thanh toán viện phí được chuyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh.
Cô gái lo sợ không dám mở ra. Cô nghĩ rằng cho đến hết đời cô cũng khó có thể thanh toán hết số tiền này. Lấy hết can đảm, cô mở ra nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hóa đơn:
"Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa!
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly".
Cô gái xúc động, dâng trào nước mắt. Từ sâu trong trái tim, cô cảm thấy biết ơn vị bác sĩ vô cùng.
Đây là câu chuyện có thật của tiến sĩ Howard Kelly (1858–1943), một trong 4 sáng lập viên thành lập Học viện nghiên cứu Y khoa Ung thư và Đại học John Hopkins lừng danh của nước Mỹ.

Lời bàn:
Trong cuộc sống, hạnh phúc đôi khi thật đơn giản, chỉ là một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành, một sự quan tâm đúng lúc, hay một sự cho đi vô tư từ một tâm hồn trong sáng. Giữa những bộn bề lo toan hằng ngày, cần lắm những hạnh phúc giản đơn, những tia sáng ấm áp lan tỏa nhẹ nhàng trong trái tim mỗi người.
Chỉ một hành động nhỏ nhưng lại có thể mang đến cho người nhận nó một sự thay đổi cuộc đời mà bạn không thể nào ngờ tới. Đó chính là tia hy vọng vào một ngày mai bình yên và tươi sáng, thậm chí, còn là một phép màu.
Vì thế, hãy cho đi khi còn có thể bạn nhé. Bởi cho đi là nhận lại, giúp đỡ người khác rồi một ngày nào đó, chính chúng ta cũng cần ai đó giúp đỡ.
Xem thêm: Câu chuyện "Chim sẻ hạ gục đại bàng": Hữu dũng vô mưu vạn đời suy
Đọc thêm
Cúi đầu không phải là hèn kém, mà chính là cho mình cơ hội. Đây là điều bất cứ người thành công nào đều cũng từng trải qua.
Câu chuyện vị khách tại nhà hàng truyền đi thông điệp đừng bao giờ phán xét ai đó qua vẻ bề ngoài của họ. Con người giàu hay nghèo chính là hơn nhau ở cái tâm.
Mỗi khi đến giờ trả bài tập làm văn là cả lớp lại sôi động. Thầy giáo sẽ chọn ra bài văn điểm cao và bài văn điểm thấp nhất để đọc cho cả lớp nghe.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.