Tất tần tật những điều chưa biết về cúm A 2022

Cúm A hiện đang bùng phát mạnh mẽ tại khu vực miền Bắc. Để phòng ngừa cho bản thân và gia đình trước dịch bệnh này, bạn cần nắm rõ tất tần tật những điều liên quan như Cúm A là gì? Triệu chứng, biểu hiện, cách điều trị thế nào? Dấu hiệu nhiễm bệnh ở trẻ em?,...

Thái An
08:30 20/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo tin tức từ Bộ Y tế, từ khoảng đầu tháng 7/2022, số ca nhiễm cúm A tại khu vực miền Bắc đột ngột tăng mạnh. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh đã diễn biến nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi và hệ hô hấp.

Do đó, việc bổ sung tất tần tật những điều chưa biết về cúm A 2022 là vô cùng cần thiết ở thời điểm hiện tại để kịp thời điều trị trước khi phổi bị tổn thương và hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.

Trong bài viết này, hãy cùng Sống đẹp tìm hiểu tất tần tật những điều chưa biết về cúm A 2022 nhé!

Cúm A là gì? Có dễ lây từ người sang người không?

Theo các thông tin y tế chính thống, cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A như H1N1,H3N2,H5N1, H7N9 gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022

Bệnh cúm A , thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta. 

Nguồn gốc khiến dịch cúm A đột ngột tăng mạnh trong mùa hè 2022

Về mặt lý thuyết, cúm A là bệnh lý thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, thực tế năm nay cho thấy số lượng người mắc cúm A vào mùa hè đang tăng mạnh, thậm chí tạo thành các ổ dịch, chuỗi lây truyền

Lý do ca bệnh cúm A xuất hiện trái mùa với quy mô rộng có thể do điều kiện thời tiết bất thường, khi đến tháng 5/2022 vẫn còn các đợt không khí lạnh - một trong những điều kiện thuận lợi cho virus cúm A sinh sản, phát triển.

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-3

Với tình hình dịch cúm A, dịch sốt xuất huyết và dịch COVID-19 cùng nhau tồn tại và có xu hướng diễn biến ngày càng nguy hiểm hơn trong thời gian tới, nhiều chuyên gia y tế cho rằng miền Bắc sẽ rơi vào tình trạng dịch chồng dịch vô cùng phức tạp.

Triệu chứng của người nhiễm cúm A

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng…

Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40oC, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và biến chứng khác.

trieu-chung-cum_resize

Đa số những trẻ mắc cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Những biến chứng nguy hiểm do cúm A gây ra ở người

Bệnh cúm A thường có thể xuất hiện và tự khỏi trong thời gian ngắn, tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng yếu thì virus gây bệnh có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể và gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-thumbb

Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Bệnh cúm A sau biến chứng dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.

Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.

Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc

Điều trị cúm A như thế nào? Tự chữa cúm A ở nhà được không?

Theo các thông tin y tế liên quan, hầu hết người lớn khi mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang... Thậm chí, một số trường hợp có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-7

Đối với trẻ em, khi trẻ có các dấu hiệu mắc cúm A nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị, chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị cúm A cho trẻ em tại nhà

Trẻ mắc cúm A sau khi thăm khám bác sĩ và được phép điều trị tại nhà nên được chăm sóc và cách ly tại phòng riêng thông thoáng tối thiểu 7 ngày. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải hạn chế tiếp xúc với người nhà. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang. Sau khi chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay, và các vật dụng xung quanh trẻ.

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-1

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên, người chăm sóc cần cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng cân nặng. Có thể phối hợp dùng thuốc giảm ho hay kháng sinh, bổ sung vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ và các dấu hiệu: màu sắc da, nhịp thở, lượng ăn của trẻ… Nếu có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.

Người mắc cúm A nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Người mắc cúm A thường bị mệt mỏi, ăn uống kém. Do đó, người chăm sóc trong thời gian này cần chú ý để đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Nếu mất khẩu vị thì có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để người bệnh đảm bảo đủ năng lượng chiến đấu với virus gây bệnh.

Đối với trẻ còn bú mẹ cần tăng cường cho bú theo nhu cầu. Cho trẻ bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu. Đối với các trẻ lớn cần cho trẻ ăn các thức chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, các món hầm nhừ, nước hầm rau củ…

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-8

Thực phẩm trong bữa ăn của người bệnh mắc cúm A vẫn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm tốt là: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo…

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu… để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Tiếp đủ nước trong cơ thể để phòng ngừa mất nước do sốt và giảm mệt mỏi.

Các biện pháp phòng tránh cúm A cực đơn giản

Để phòng bệnh cúm A, bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân thường xuyên như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà.

Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang.

Đặc biệt người nghi là bị cúm hoặc đã xác định mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác hoặc lúc ra khỏi nhà .

Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng, đặc biệt cho trẻ em thông qua việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất... theo lứa tuổi và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. 

Người lớn và người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng.

tat-tan-tat-nhung-dieu-chua-biet-ve-cum-a-2022-9

Tiêm vắc-xin phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm).

Bệnh cúm A do virus hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc-xin cúm giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ lên đến 97%. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm, phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin cúm càng sớm càng tốt, tiêm nhắc lại cúm hàng năm để phòng bệnh dịch (vì vắc- xin cúm chỉ có hiệu lực phòng bệnh trong vòng 1 năm). 

Trên đây là tất tần tật những điều chưa biết về cúm A 2022. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ biết cách phòng tránh và nhận biết sớm bệnh cúm A để bảo vệ gia đình hiệu quả.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành ở 12 quốc gia trên thế giới

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận