Xin đừng ai dạy ai "cách làm mẹ"
Có thể bạn nuôi con bạn rất tốt theo cách của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là cách của bạn cũng tốt với con người khác.

Tôi tin rằng, bạn có thể thức cả đêm để thay tã cho con bạn, cho con ti mẹ là tốt, còn người khác mặc bỉm cho con họ được thẳng giấc mà không phải thức giấc chập chờn khi tè ướt và hút sữa cho con ti bình là không tốt.
Bạn giúp tôi – tôi trân quý – biết ơn hơn bao giờ hết. Và nếu k có bạn thì tôi vẫn có thể lo cho con mình được tốt nhất. Đừng vì giúp tôi mà bạn có quyền phán xét cách làm mẹ của tôi.
Bây giờ cứ mẹ nào thức đêm chăm con là mẹ tốt còn mẹ nào được ngủ thì là mẹ xấu. Mỗi đứa trẻ đều có mỗi thời gian sinh hoạt khác nhau sao có thể quy chụp như nhau được. Mỗi người cũng có cách chăm con khác nhau, có thể con bạn ọ oẹ bạn vội bồng bế, còn tôi không muốn tập thói quen đó cho con tui trở thành mẹ “mìn” trong mắt bạn.

Con cái của chúng ta đều là máu là thịt của chúng ta, bạn thương con bạn bao nhiêu tôi cũng thương con tôi như thế và có khi hơn gấp nhiều lần.
Tôi cũng muốn những điều tốt nhất dành cho con mình, tôi mang nặng hơn 9 tháng 10 ngày đẻ sinh ra con lẽ nào tui lại hại con tui . Một lần nữa làm ơn đừng ai dạy ai cách làm mẹ.
Xem thêm: Học 10 quy tắc vàng của cha mẹ Nhật để nuôi con thành đạt, hạnh phúc
Đọc thêm
Đạo diễn Lê Hoàn cho rằng: "...hiện nay có một lớp người trẻ xấu một cách tinh vi: Đó là mᴜốn lợi dụng cha mẹ trong vấn đề chăm sóc con cái của mình".
“Mẹ nuôi con cả đời” là câu chuyện ngắn sâu sắc, xúc động về tình cảm mẹ chồng nàng dâu. Cho đi lương thiện ắt sẽ nhận lại lương thiện!
Nhiều cha mẹ không tiếc tay chi tiền mua đồ hiệu cho con. Nhưng đó có phải là sự đầu tư xứng đáng?
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.