Cuộc đổi họ lớn nhất lịch sử: Nhà Lê buộc họ Trần đổi sang họ Trình, khôi phục họ Lý

Vua Lê Thánh Tông từng dụ rằng, Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy Ngọc Trần nên trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ Trần đều đổi thành Trình.

Đỗ Thu Nga
07:00 02/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đầu năm 1226, Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi (tức vua Trần Thái Tông, trị vì từ 1226 - 1258), lập ra nhà Trần (1226 - 1400). Sau khi lập triều đại mới, nhà Trần đã ép người họ Lý phải đổi tên sang họ Nguyễn với lý do kiêng húy vì ông nội của Thái Tông Trần Cảnh là Trần Lý. 

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép: "Vì nguyên tổ húy Lý, cho nên đổi họ Lý làm họ Nguyễn, vả lại để tuyệt lòng mong mỏi của người dân đối với nhà Lý". Chữ Lý phải mãi đến khi nhà Trần mất, nhà Lê lên thì mới được khôi phục lại cho dùng.

Cụ thể, "Mùa đông (1428), tháng 10, ngày 11, có lệnh thôi kiêng húy chữ "Nguyễn". Theo giải thích là quy định dùng chữ Nguyễn dùng thay thế chữ Lý theo lệnh kiêng húy của Trần Thái Tông năm 1226 đến 1428 thì chính thức bị bãi bỏ. Chỉ có điều sau 200 năm là quá dài, nhiều người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn cũng không cải về họ cũ.

Khi chữ Lý được khôi phục thì cũng là lúc chữ Trần phải trả giá. Cụ thể, năm 1226, Trần Thái Tông ban lệnh kiêng chữ Lý để nhân tâm quên họ Lý thì 2 thế kỷ sau, nhà Lê lại làm theo y chang, để nhân tâm khỏi nhớ đến họ Trần.

vi-sao-nha-le-buoc-ho-tran-doi-sang-ho-trinh-0
Vua Lê Lợi với giai thoại trả gươm báu cho rùa thần

Sau khi giải quyết xong Trần Cảo vào đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên (theo ý trời). Đến ngày 20/4 cùng năm thì công bố chữ húy. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Ngày 20, ban các chữ húy tông miếu và chữ húy tên vua. Tất cả các chữ húy chính khi viết đều không được dùng, nếu đồng âm mà khác chữ thì không phải húy. Húy Tông miếu có 5 chữ: Hiển Tổ Chiêu Đức Hoàng Đế húy là Đinh, Hiển Tổ Tỷ Gia Thục Hoàng Thái Hậu húy là Quách, Tuyên Tổ Hiến Văn Hoàng Đế húy là Khoáng, Trinh Từ Ý Văn Hoàng Thái Hậu húy là Thương, huý của vua là Lợi, của hoàng hậu là Trần, của anh vua là Học.

Trong 5 chữ húy này thì thật trùng hợp lại có chữ Trần. Chữ Trần phạm húy của hoàng hậu. Song nếu xét kỹ lại thì Lê Lợi vốn không lập chính thất mà chỉ lập mấy người làm phi như Trịnh thần phi, Phạm huệ phi và Phạm hiền phi (tức Phạm thị Ngọc Trần). Bà Ngọc Trần vốn đã qua đời từ khi Lê Lợi còn chưa lên ngôi và trong bố cáo thiên hạ truy tôn tổ tiên trước khi lên ngôi cũng không thấy truy tôn bà Ngọc Trần.

"Cuối tháng 3 (1428), Truy tôn thuỵ hiệu từ khảo tỷ trở lên. Tổ khảo Đinh làm Chiêu Đức Hoàng Đế, bà là Nguyễn Thị Quách làm Gia Thục hoàng hậu, cha là Khoáng làm Tuyên Tổ Hoàng Đế, mẹ là Trịnh Thị Thương làm Ý Văn hoàng hậu".

Phải đến sau này, con của bà Ngọc Trần là Lê Nguyên Long (Lê Thái Tông) đăng cơ mới truy tôn bà là Cung Từ hoàng thái hậu. Vậy vì sao ngay khi lên ngôi, Lê Lợi lại vội vã cho người vợ qua đời họ Phạm được kiêng húy trong khi không làm vậy với Trịnh thần phi, Phạm huệ phi? Phải chăng, Lê Lợi đã dùng lại đúng chiêu của nhà Trần trước đây?

vi-sao-nha-le-buoc-ho-tran-doi-sang-ho-trinh-7
Vua Lê Thánh Tông

Sang đến đời vua Lê Thánh Tông (vua thứ 4 của nhà Lê, sau Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông) tiếp tục ban chiếu cụ thể hơn có ý buộc người họ Trần phải đổi sang họ khác. Cụ thể, năm 1465, Thánh Tông Lê Tư Thành lên ngôi và tháng 8 năm đó, vua hạ chiếu: Đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ húy của Cung từ hoàng thái hậu. Sử quan nhà Nguyễn giải thích trong Khâm định việt sử thông giám cương mục: "Nhà vua lấy cớ rằng: Cung từ hoàng thái hậu họ Phạm, tên húy là Ngọc Trần, nên yết thị cho trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi nào có họ "Trần" đổi chép làm chữ "Trình".

Song việc đổi họ có vẻ làm không mạnh tay nên trong năm đó có 1 người họ Trần ra đời là Trần Sùng Dĩnh. 22 năm sau, người này đỗ trạng nguyên cũng dưới thời Lê Thánh Tông. Rồi sau đó, năm 1526, dưới thời Lê Cung Hoàng lại có thêm Trạng nguyên Trần Tất Văn.

Chưa hết, cuối thời Hậu Lê còn có thêm Trần Châu là trụ cột triều đình. Vào năm 1516, sau khi dẹp yên Trần Cảo thì binh quyền trong tay Trần Chân rất lớn đến mức dân gian còn lưu truyền câu sấm rằng: "Trần hữu nhất nhân, vì thiên hạ quân, thỏ đầu hổ vĩ, tế thế an dân", nghĩa là: "Họ Trần có một người, làm vua thiên hạ, đầu thỏ đuôi hùm, giúp đời yên dân". 

Từ đó suy ra, thời Hậu Lê dù có lệnh kiêng húy nhưng người họ Trần vẫn rất đông và thành đạt. Thêm nữa, không có dấu hiệu nào cho thấy người họ Trần đổi sang họ Trình ồ ạt, bởi tỷ lệ người họ Trình khi đó không nhiều. Những người họ Trình nổi tiếng chỉ có Trình An Tể, Trình Minh ở thời nhà Đinh, khá xa so với thời Lê.

Một số ý kiến cho rằng, việc kiêng húy họ Trần ở thời nhà Lê chỉ là một động tác chính trị nhằm nhắc nhở những người có ý khôi phục triều cũ rằng, giờ đã là thời đại mới, chính vì thế nó không quá quyết liệt.

Xem thêm: Bốn thuyết khác nhau về cái chết đầy bí mật của Trần Cảo - vị vua bù nhìn do Lê Lợi dựng lên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận