Vì sao giới sĩ tử công khai không chấp nhận vua Đồng Khánh?

Lòng dân khi ấy hướng cả về vua Hàm Nghi - biểu tượng của phong trào Cần Vương kháng Pháp. Bởi vậy, việc các sĩ tử không chấp nhận vua Đồng Khánh cũng là chuyện dễ hiểu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân thế của vua Đồng Khánh

Vua Đồng Khánh (19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị và Nguyễn Phúc Ưng Đường, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện. Ông là vị hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889.

Ông là con trai cả của Kiên quốc công Nguyễn Phúc Hồng Cai (sau tôn phong làm Thuần Nghị Kiên Thái vương, hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Trị) với bà Chánh phi Bùi Thị Thanh, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ưng Thị. Vì bác của ông là vua Tự Đức mắc bệnh không thể có con nên buộc lòng phải chọn ra các trẻ trong tông thất làm con nuôi để dự phòng sau này có người kế vị. Năm 1865, Ưng Thị mới có hai tuổi được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Nhất giai Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc dạy bảo, đổi tên thành Ưng Đường (về sau khi lên ngôi dùng tên trong kim sách là Biện).

vi-sao-gioi-si-tu-cong-khai-khong-chap-nhan-vua-dong-khanh-0
Chân dung vua Đồng Khánh

Ngày 11 tháng 1 năm 1883, vua Tự Đức phong cho ông làm Hoàng tử, Kiên Giang quận công.[7] Trong số các con của Kiên Thái vương sau này có tới ba người được làm vua, là Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi, vì thế có câu rằng:

Một nhà sanh đặng ba vua

Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài.

Tuy nhiên, ông dường như không được vua Tự Đức đánh giá cao mà ngược lại, trong số 3 người con nuôi, Tự Đức thương quý nhất là Ưng Đăng (Phúc Kiến). Vị hoàng tử này cũng là em ruột của Ưng Thị. Trong tờ di chúc nhà vua có nhắc về ông như sau: "Ưng Kỷ người yếu hay ốm, có tâm tật, học chưa thông mà kiêu ngạo, hay bới việc riêng của người cho lạm thẳng, đều không phải là tư chất thuần lương theo lời phải, sợ bọn ngươi khó lấy lời nói can được".

Ngày 19 tháng 7 năm 1883 (16 tháng 6 âm lịch), vua Tự Đức băng hà ở tuổi 54. Triều đình nhà Nguyễn tôn em của vua Kiến Phúc là Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Thông thường, vua mới lên ngôi vào nửa cuối năm thì đầu năm mới (1885) mới tính là năm Hàm Nghi thứ nhất (Hàm Nghi nguyên niên).

Vào rạng sáng ngày 6/7/1885 (tháng 5, năm Hàm Nghi thứ nhất), quân triều đình tấn công phủ đầu Pháp ở đồn Mang Cá, tuy nhiên cuộc tấn công thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, rồi rút lên vùng rừng núi Tây Quảng Bình, ban dụ Cần Vương, tổ chức kháng chiến.

Nguyễn Phúc Ưng Đường đăng cơ thế nào?

Theo báo Thanh Niên, sau khi vua Hàm Nghi rời kinh thành lên chiến khu Tân Sở tổ chức kháng chiến, người Pháp bèn dựng lên một người làm Giám quốc. Trong sách Đại Nam thực lục (tập 9, Đệ lục kỷ, Quyển 1) chép: “Bấy giờ chỉ còn Nguyễn Văn Tường lưu ở ở Kinh […] rồi xin cho Thọ Xuân vương là Miên Định tạm coi việc nước” – ông Nguyễn Phúc Miên Định là con vua Minh Mạng (vai ông của vua Hàm Nghi) khi đó 75 tuổi, là người đứng đầu Tông nhơn phủ - theo Nguyễn Phúc tộc thế phả.

Mặt khác, người Pháp lại gây sức ép với bà Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ (bà nội vua Hàm Nghi) để phế truất nhà vua. Vào ngày 19/9/1885, lập anh ruột của vua Hàm Nghi là Nguyễn Phúc Ưng Đường lên ngôi (tức vua Đồng Khánh).

vi-sao-gioi-si-tu-cong-khai-khong-chap-nhan-vua-dong-khanh-9
Vua Hàm Nghi lúc mới đăng cơ

Theo lệ thường thì đầu năm 1886 mới tính là năm Đồng Khánh thứ nhất (Đồng Khánh nguyên niên) nhưng từ khi vua Hàm Nghi lên rừng ban dụ Cần Vương kêu gọi kháng chiến, nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ thì người Pháp gây áp lực lên triều đình Huế, yêu cầu dùng niên hiệu Đồng Khánh trên các văn bản giấy tờ từ năm 1885. 

Trong sách Đại Nam thực lục có chép rằng: "Năm Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên [1885], mùa thu, tháng 8 (tháng ấy và tháng 9 sau vẫn chép niên hiệu Hàm Nghi. Từ mồng 1 tháng 10 trở về sau, đổi làm năm Đồng Khánh, Ất Dậu)…” – phần còn lại của năm 1885 dùng niên hiệu Đồng Khánh Ất Dậu để phân biệt với năm Đồng Khánh thứ nhất bắt đầu từ năm 1886.

Nhiều giấy tờ của triều Nguyễn, vua Hàm Nghi chỉ là vua trong thời gian gần 1 năm (từ tháng 8/1884 đến tháng 7/1885). Và trên các giấy tờ về thời kỳ trị vì của vua chỉ có "Hàm Nghi nguyên niên". Song trên thực tế, dù Pháp dựng vua Đồng Khánh lên ngôi thì lòng dân vẫn hướng về vua Hàm Nghi - biểu tượng của phong trào Cần Vương chống Pháp.

Vì sao các sĩ tử công khai không chấp nhận vua Đồng Khánh?

Trong bài viết Khảo sát một tài liệu lịch sử quý giá – có hay không niên hiệu “Hàm Nghi năm thứ VI”ở Tập san Sử Địa số 26 (tháng 1 - 3 năm 1974), tác giả Nguyễn Quang Tô cho biết: “Theo thể lệ ngày xưa cứ mỗi 3 năm thì mở một khoa thi Hương ở các trường tỉnh, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

Năm 1885 - chính là năm có khoa thi, nhưng vì Kinh thành có biến động, vua Hàm Nghi phải xuất bôn, nên khoa thi năm đó phải bỏ, như trường hợp ở trường Nghệ - Tĩnh... Qua năm Đồng Khánh nhị niên (1886), triều Đồng Khánh mới mở cho tổ chức lại khoa thi, gọi là ân khoa.

Trong khoa thi Hương tại trường thi Hương Nghệ - Tĩnh một số đông sĩ tử khi viết ngày tháng (niên hiệu) vào quyển thi lại không để "Đồng Khánh nhị niên" mà viết "Hàm Nghi tam niên". Điều này có thể thấy, một số sĩ tử đã không công nhận Đồng Khánh là vua triều Nguyễn, mà theo lập trường giữ quan điểm: Hàm Nghi mới là vị vua duy nhất của thần dân Việt. Và hiển nhiên chẳng những họ bị hỏng thi, mà còn bị trị tội là “phản loạn”…

vi-sao-gioi-si-tu-cong-khai-khong-chap-nhan-vua-dong-khanh-7
Nguyên văn tài liệu ghi “Hàm Nghi lục niên” trong Tập san Sử Địa số 26

Chỗ này, có thể tác giả có chút nhầm lẫn, vì theo lý giải ở phía trên, năm 1886 mới tính là năm Đồng Khánh nguyên niên, và nếu tính theo niên hiệu Hàm Nghi thì cũng mới là Hàm Nghi nhị niên. Việc này, sách Đại Nam thực lục (tập 9, Đệ lục kỷ, quyển IV) cũng chép: Thực lục về Cảnh Tông Thuần hoàng đế. Bính Tuất, Đồng Khánh năm thứ nhất [1886].

Cũng trong bài viết đã nêu trong Tập san Sử Địa số 26, tác giả Nguyễn Quang Tô còn đưa ra ảnh chụp nguyên bản của một văn bằng được cấp tại Bắc kỳ có ghi năm cấp là “Hàm Nghi lục niên” (năm Hàm Nghi thứ 6).

Theo chú thích của tác giả, đây là đạo bằng được cấp bởi sĩ quan Cần Vương, nên việc dùng niên hiệu của vua Hàm Nghi - thủ lĩnh tinh thần của phong trào Cần Vương là điều dễ hiểu, nhưng “Hàm Nghi lục niên” phải ở vào khoảng năm 1889 - 1890. Tuy nhiên cuối tháng 12/1888, vua Hàm Nghi đã bị Pháp đày sang Bắc Phi, tức là cả khi nhà vua đã bị đi đày biệt xứ, triều Nguyễn đã lập đến vị vua thứ hai thay ông (tháng 1.1889 vua Đồng Khánh cũng chết vì bệnh), các nghĩa sĩ Cần Vương vẫn coi vua Hàm Nghi là vị vua của nước Việt.

(Theo Wiki, báo Thanh Niên)

Xem thêm: Ly kỳ câu chuyện cô gái trẻ người Pháp tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Duy Tân cùng vua cha Thành Thái và Hàm Nghi là ba vua yêu nước nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, có nhiều nỗ lực trong việc tìm cách khôi phục nền độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.

Vua Duy Tân và 2 lần suýt làm thay đổi lịch sử Việt Nam
0 Bình luận

Nhờ cách nạp phi độc đáo và tinh tế, vua Duy Tân đã chọn được người giản dị, được dạy dỗ chu đáo, có lòng yêu nước thương dân chứ không vì toan tính chính trị.

Vua Duy Tân cùng câu chuyện nạp phi 'độc nhất vô nhị' khiến nhiều người nể phục
0 Bình luận

Vua Minh Mạng triệt dòng đích hoàng tử Cảnh, vua Tự Đức và vua Bảo Đại là con ai vẫn là những điều bí ẩn để lại cho hậu thế biết bao thắc mắc.

3 bí ẩn chấn động của nhà Nguyễn đến nay vẫn chưa có lời giải
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14 giờ trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 03/07
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 02/07
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 02/07
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất